- Trang chủ
- > Sách
- > Công nghệ
- > Không biết thì hỏi Google, nhưng bạn đã biết cách hỏi cho đúng chưa?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Không biết thì hỏi Google, nhưng bạn đã biết cách hỏi cho đúng chưa?
- Tác giả:
- Thể loại: Công nghệ
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Trong kỉ nguyên kĩ thuật công nghệ tiên tiến với kết nối internet tốc độ cao, bất kì ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Đơn cử như khi cần công thức để làm một loại bánh hay cả những thứ phức tạp hơn như lý thuyết vật lý về sóng cũng đều có thể được tra cứu nhanh chóng trên mạng internet thông qua công cụ tìm kiếm Google.
1. Hãy sử dụng từ “Or” khi tìm kiếm nhiều từ khóa mà bạn không biết chắc đâu là từ đúng
Đôi khi bạn cảm thấy không chắc chắn lắm với từ khóa tìm kiếm của mình và bạn sợ rằng mình đã nhớ nhầm chúng. Đừng lo lắng quá, hãy nghĩ đến các từ khóa có thể phù hợp với mục đích tìm kiếm của bạn và ngăn cách chúng bằng kí hiệu “|”. Hoặc đơn giản dễ hiểu hơn thì bạn có thể đặt chữ “Or” (“Hoặc”) vào giữa những lựa chọn mà bạn đưa ra. Google sẽ có thể có thêm dữ liệu và lựa chọn ra kết quả phù hợp nhất trong số mà bạn đã nêu lên ở trên.'
Đôi khi bạn cảm thấy không chắc chắn lắm với từ khóa tìm kiếm của mình và bạn sợ rằng mình đã nhớ nhầm chúng. Đừng lo lắng quá, hãy nghĩ đến các từ khóa có thể phù hợp với mục đích tìm kiếm của bạn và ngăn cách chúng bằng kí hiệu “|”. Hoặc đơn giản dễ hiểu hơn thì bạn có thể đặt chữ “Or” (“Hoặc”) vào giữa những lựa chọn mà bạn đưa ra. Google sẽ có thể có thêm dữ liệu và lựa chọn ra kết quả phù hợp nhất trong số mà bạn đã nêu lên ở trên.
2. Sử dụng dấu “~” để tìm những từ đồng nghĩa
Đa phần các ngôn ngữ trên thế giới đều có rất nhiều những từ mang nghĩa tương tự hay gần với nhau và mẹo hữu ích này có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm thêm các từ đồng nghĩa để thay đổi và làm cho văn bản của bạn trở nên phong phú hơn. Chỉ đơn giản đặt thêm dấu ~ vào phía trước một từ khóa tìm kiếm, Google sẽ tìm cho bạn những kết quả dựa theo từ khóa này hoặc những từ khóa có nghĩa tương đương, hoặc liên quan đến nó. Ví dụ khi bạn tìm kiếm với từ khóa “Healthy ~food”, bạn sẽ có kết quả cho ra cả những từ khóa như Healthy eating (ăn uống đảm bảo sức khỏe), hay cả những công thức nấu ăn đảm bảo sức khỏe.'
Đa phần các ngôn ngữ trên thế giới đều có rất nhiều những từ mang nghĩa tương tự hay gần với nhau và mẹo hữu ích này có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm thêm các từ đồng nghĩa để thay đổi và làm cho văn bản của bạn trở nên phong phú hơn.
Chỉ đơn giản đặt thêm dấu ~ vào phía trước một từ khóa tìm kiếm, Google sẽ tìm cho bạn những kết quả dựa theo từ khóa này hoặc những từ khóa có nghĩa tương đương, hoặc liên quan đến nó.
Ví dụ khi bạn tìm kiếm với từ khóa “Healthy ~food”, bạn sẽ có kết quả cho ra cả những từ khóa như Healthy eating (ăn uống đảm bảo sức khỏe), hay cả những công thức nấu ăn đảm bảo sức khỏe.
3. Tìm kiếm kết quả trên một website nào đó
Đôi khi bạn đọc được một bài báo, một bài viết hay trên website nào đó, bạn muốn chia sẻ nó cho bạn bè của mình nhưng lại chẳng thể tìm lại bài viết này. Rất đơn giản, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm trên một website chỉ định mà Google đã cung cấp. Để tìm kiếm, bạn chỉ cần gõ địa chỉ website chứa thông tin mà bạn cần, đi kèm theo sau đó là từ khóa tìm kiếm và Google sẽ trả lại cho bạn tất cả những link, bài biết có chứa từ khóa đó nằm trong website mà bạn đã gõ ra phía trên.'
Đôi khi bạn đọc được một bài báo, một bài viết hay trên website nào đó, bạn muốn chia sẻ nó cho bạn bè của mình nhưng lại chẳng thể tìm lại bài viết này. Rất đơn giản, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm trên một website chỉ định mà Google đã cung cấp.
Để tìm kiếm, bạn chỉ cần gõ địa chỉ website chứa thông tin mà bạn cần, đi kèm theo sau đó là từ khóa tìm kiếm và Google sẽ trả lại cho bạn tất cả những link, bài biết có chứa từ khóa đó nằm trong website mà bạn đã gõ ra phía trên.
4. Tìm kiếm với dấu hoa thị
Khi mà bạn cần phải tìm kiếm một dãy từ khóa nhưng trong số đó có một số từ bạn không thể nào nhớ ra được chúng. Bạn chỉ cần thay chúng bằng dấu hoa thị “*”, Google sẽ tự biết để tìm từ khóa phù hợp thay thế vào đó cho bạn.'
Khi mà bạn cần phải tìm kiếm một dãy từ khóa nhưng trong số đó có một số từ bạn không thể nào nhớ ra được chúng. Bạn chỉ cần thay chúng bằng dấu hoa thị “*”, Google sẽ tự biết để tìm từ khóa phù hợp thay thế vào đó cho bạn.
5. Khi bạn quên quá nhiều từ khóa
Cũng là một mẹo tìm kiếm giúp lấp đầy các từ khóa mà bạn lỡ quên mất nhưng với quy mô lớn hơn. Khi mà bạn quên tới hơn nửa số từ khóa trong đó, bạn có thể thay thế bằng từ AROUND cùng với số từ mà bạn quên trong đoạn đó. Ví dụ bạn tìm kiếm “I wandered AROUND (4) cloud” như hình dưới đây, google sẽ trả lại cho bạn kết quả là một đoạn thơ với số lượng từ điền thêm vào đó gần đúng với giá trị trong chữ Around.'
Cũng là một mẹo tìm kiếm giúp lấp đầy các từ khóa mà bạn lỡ quên mất nhưng với quy mô lớn hơn. Khi mà bạn quên tới hơn nửa số từ khóa trong đó, bạn có thể thay thế bằng từ AROUND cùng với số từ mà bạn quên trong đoạn đó.
Ví dụ bạn tìm kiếm “I wandered AROUND (4) cloud” như hình dưới đây, google sẽ trả lại cho bạn kết quả là một đoạn thơ với số lượng từ điền thêm vào đó gần đúng với giá trị trong chữ Around.
6. Sử dụng khung tìm kiếm theo thời gian
Đôi khi chúng ta cần tìm kiếm về một sự kiện lịch sử diễn ra trong một khoảng thời gian nào đó. Để tìm kiếm một cách chính xác, bạn hãy đưa thêm khung thời gian mà bạn cần tìm kiếm vào cùng với từ khóa. Khung thời gian sẽ được google nhận diện thông qua định dạng là 2 con số được ngăn cách với nhau bởi dấu 3 chấm. Ví dụ như khi bạn cần tìm kiếm từ khóa Scientific Discoveries (Các khám phá khoa học) trong giai đoạn thế kỉ 20, bạn có thể gõ như hình ở trên.'
Đôi khi chúng ta cần tìm kiếm về một sự kiện lịch sử diễn ra trong một khoảng thời gian nào đó. Để tìm kiếm một cách chính xác, bạn hãy đưa thêm khung thời gian mà bạn cần tìm kiếm vào cùng với từ khóa. Khung thời gian sẽ được google nhận diện thông qua định dạng là 2 con số được ngăn cách với nhau bởi dấu 3 chấm.
Ví dụ như khi bạn cần tìm kiếm từ khóa Scientific Discoveries (Các khám phá khoa học) trong giai đoạn thế kỉ 20, bạn có thể gõ như hình ở trên.
7. Tìm kiếm theo tiêu đề một bài báo hay đường link
Để tìm kiếm một tiêu đề bài báo hay đường link nào đó chứa từ khóa mà bạn cần tra cứu, hãy gõ thêm từ khóa “intitle:” (trong title) phía trước. Còn nếu muốn tìm kiếm đường link chứa từ khóa thì bạn thay bằng từ “inurl:” (trong url) phía trước.'
Để tìm kiếm một tiêu đề bài báo hay đường link nào đó chứa từ khóa mà bạn cần tra cứu, hãy gõ thêm từ khóa “intitle:” (trong title) phía trước. Còn nếu muốn tìm kiếm đường link chứa từ khóa thì bạn thay bằng từ “inurl:” (trong url) phía trước.
8. Tìm kiếm các website có đặc tính tương tự nhau
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm thêm các website có cùng đặc tính thì hãy gõ thêm chữ “related:” ở phía trước địa chỉ trang web đó trong khung tìm kiếm. Google sẽ đưa ra cho bạn thêm các website có đặc tính tương đương với site này.'
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm thêm các website có cùng đặc tính thì hãy gõ thêm chữ “related:” ở phía trước địa chỉ trang web đó trong khung tìm kiếm. Google sẽ đưa ra cho bạn thêm các website có đặc tính tương đương với site này.
9. Tìm kiếm cả một cụm từ nguyên vẹn
Khi tìm kiếm một cụm từ, Google sẽ xé lẻ các từ khóa ra và cung cấp cho bạn những kết quả tìm kiếm khá lộn xộn. Thậm chí có những kết quả tìm kiếm chỉ chứa 1-2 từ khóa trong cả cụm từ mà bạn đưa ra. Để khắc phục được điều này và tìm kiếm nguyên cả cụm từ khóa, bạn hãy thêm vào dấu ngoặc kép ở hai đầu của cụm từ khóa như hình dưới đây, Google sẽ ưu tiền tìm kiếm những kết quả chứa nguyên cả cụm từ khóa này.'
Khi tìm kiếm một cụm từ, Google sẽ xé lẻ các từ khóa ra và cung cấp cho bạn những kết quả tìm kiếm khá lộn xộn. Thậm chí có những kết quả tìm kiếm chỉ chứa 1-2 từ khóa trong cả cụm từ mà bạn đưa ra.
Để khắc phục được điều này và tìm kiếm nguyên cả cụm từ khóa, bạn hãy thêm vào dấu ngoặc kép ở hai đầu của cụm từ khóa như hình dưới đây, Google sẽ ưu tiền tìm kiếm những kết quả chứa nguyên cả cụm từ khóa này.
10. Tìm kiếm nhưng loại bỏ những từ khóa không cần thiết
Đôi khi việc loại bỏ những kết quả tìm kiếm không liên quan lắm đến mục đích của bạn cũng sẽ giúp việc tra cứu dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Đơn cử như khi bạn tìm kiếm một cuốn sách yêu thích nào đó mà bạn lại không muốn mua nó, hãy gõ tên cuốn sách đó vào kèm them từ khóa “-buy” vào phía sau, Google sẽ loại bỏ các kết quả liên quan tới việc bán cuốn sách này.'
Đôi khi việc loại bỏ những kết quả tìm kiếm không liên quan lắm đến mục đích của bạn cũng sẽ giúp việc tra cứu dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Đơn cử như khi bạn tìm kiếm một cuốn sách yêu thích nào đó mà bạn lại không muốn mua nó, hãy gõ tên cuốn sách đó vào kèm them từ khóa “-buy” vào phía sau, Google sẽ loại bỏ các kết quả liên quan tới việc bán cuốn sách này.