• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Không muốn mất lòng Sếp, tuyệt đối đừng nói những điều này
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Không muốn mất lòng Sếp, tuyệt đối đừng nói những điều này

Không muốn mất lòng Sếp, tuyệt đối đừng nói những điều này

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
"Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", lời dạy của người xưa luôn đúng, đặc biệt là ở môi trường công sở khi bạn giao tiếp với các sếp, đó là chưa kể có sếp luôn xét nét từng câu từng từ trong phát ngôn của bạn. Nếu bạn "lỡ" lời, bạn sẽ không chỉ mất điểm mà còn đánh mất cơ hội thăng tiến.
 
Suy nghĩ thật kỹ trước khi giao tiếp với sếp là điều cần thiết. Dù có nói gì thì bạn cũng cần tránh những cụm từ dưới đây, vì chắc chắn sếp của bạn không bao giờ muốn nghe.
 

"Tôi làm công việc này chỉ vì tiền"

 
Ông chủ của bạn sẽ không bao giờ muốn nghe rằng động lực duy nhất để bạn làm việc, để bạn bám trụ chính là tiền lương dù thực tế đó là mục đích chính. Sếp sẽ biết điều đó nhưng tốt hơn hết là đừng nói ra. Hãy khôn khéo và thông minh tránh biến mình thành người thực dụng trong mắt sếp.
 

"Tôi sẽ bỏ việc, tôi sẽ lập công ty riêng"

 
Đó có thể là ước mơ của bạn, bạn khao khát để biến nó thành hiện thực. Tuy nhiên không cần thiết phải hét to cho cả thế giới biết rằng bạn cũng sắp làm sếp trong khi đó mới chỉ là kế hoạch trong tương lai. Khi bạn có ý định lập công ty riêng, hãy cứ âm thầm từng bước thực hiện hoặc chia sẻ với những người thân. Bạn biết không, nếu ông chủ của bạn biết rằng một ngày nào đó bạn sẽ ra đi, bạn sẽ có một công ty riêng, thì thà "đá" bạn ngay bây giờ còn hơn là để đến sau này phải vất vả tìm người thay thế.
 

 "Đó không phải lỗi của tôi"

 
Nếu bạn rơi vào tình trạng bị đổ lỗi, bạn tức giận và nói với sếp rằng đó không phải lỗi của bạn. Bạn đã hớ. Khi bạn nói như vậy, sếp sẽ cho rằng bạn vô trách nhiệm và thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Lời nói chẳng mất tiền mua vì vậy thay vì phản bác gay gắt hãy khôn khéo lái sang một cách diễn đạt khác tích cực hơn, chẳng hạn: Bây giờ phải làm thế nào để cải thiện tình hình? Phải xử lý ra sao để ngăn chặn tình trạng xấu có thể xảy ra?
 

"Công việc này khiến tôi phát ngán"

 
Đây là câu nói tối kỵ với đồng nghiệp chứ đừng nói là với sếp. Dẫu cho bạn có chán đến đâu bạn cũng không nên hét toáng lên như vậy. Rất có thể một đồng nghiệp xấu tính nào đó sẽ thầm thì với sếp, sếp biết nghĩa là bạn có nguy cơ đánh mất công việc hiện tại.
 

"Công việc này quá dễ với tôi"

 
Dù cho đó có là thực tế nhưng đừng nên phô trương và tự tin quá về khả năng của bản thân. Sẽ chẳng có sếp nào thích và hết lòng nâng đỡ một nhân viên tự cao tự đại và luôn coi bản thân là số một. Nếu công việc quá dễ dàng với bạn nghĩa là đồng lương sếp trả cho bạn quá "bèo", vì vậy thay vì kìm hãm một tài năng như bạn, sếp sẽ để bạn ra đi và tìm kiếm một mảnh đất mới giúp bạn thu hoạch nhiều hoa lợi hơn.
 

"Tôi không thể làm việc trong điều kiện này"

 
Đừng đòi hỏi, hãy học cách chấp nhận và làm quen với điều kiện vật chất của công ty. Có thể sếp bạn cũng đau đầu về vấn đề này và đang lên kế hoạch thay đổi. Một nhân viên tốt là nhân viên luôn sát cánh bên sếp, giúp sếp giảm bớt căng thẳng chứ không phải một người suốt ngày phàn nàn về điều kiện của công ty.
 

"Tôi ghét ông ta"

 
Có thể bạn sẽ chẳng bao giờ nói điều này trực tiếp với sếp vì bạn cũng đủ thông minh để hiểu rằng đó là câu nói tối kỵ. Tuy nhiên, nếu câu này được bạn thốt ra thì đồng nghiệp sẽ đưa tin hoặc vô tình sếp sẽ nghe thấy tâm sự đó của bạn. Bạn ghét sếp, sếp cũng không thể quý bạn được đâu.
 

 "Ôi giời ơi! ..."

 
Đó là câu cửa miệng của nhiều người khi tâm trạng bất bình, ức chế hoặc không hài lòng với một việc gì đó. Bạn có bao giờ nói câu này sau khi sếp giao cho bạn một phần công việc, gửi một tin nhắn hay một cuộc điện thoại yêu cầu. Nếu có, bạn hãy chấm dứt nó ngay nhằm tránh những tình huống xấu xảy ra.
 
Thêm vào đó, những biểu hiện trên gương mặt như nhăn mày, cau có cũng là những hành động "giết chết" hình ảnh của bạn trước mặt sếp. Sếp không thích người khó chịu và bất hợp tác, vì thế dù cho bạn có tức tối đến đâu thì mỉm cười hoặc im lặng cũng là phản ứng của những người khôn khéo.
 

"Cần phải làm như thế này"

 
Sếp đủ thông minh, đủ bản lĩnh để có thể quyết định mọi việc mà không cần đến sự can thiệp của bạn. Đừng bao giờ lanh tranh góp ý, đi quá giới hạn và xen quá sâu vào công việc, quyết định của sếp. Sếp sẽ cho rằng bạn có ý định "chiếm ngôi", sếp sẽ đề phòng và "đá" bạn ra sớm lúc nào sếp sẽ yên tâm lúc đó. Dù là vô tình hay cố ý thì việc bạn hành xử như vậy cũng là khó chấp nhận.
Bạn nên đọc
Quảng cáo