• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Không phải tiền, đây mới là những điều mọi nhân viên cần
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Không phải tiền, đây mới là những điều mọi nhân viên cần

Không phải tiền, đây mới là những điều mọi nhân viên cần

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trả lương hậu hĩnh cho nhân viên, đó là điều quan trọng. Tuy nhiên, để có một công ty vững mạnh, các CEO cần lưu ý rằng 5 yếu tố sau phải tồn tại trong lòng công ty

Khi đi làm, mục tiêu của bạn là gì ? Câu trả lời đầu tiên bật ra chắc hẳn sẽ là kiếm tiền.
 
Chính xác, tiền là một trong những yếu tố cơ bản giúp tạo động lực thúc đẩy bạn làm việc nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn. Nhiều người làm việc vì tiền, nhưng phải nói thật, điều đó là chưa đủ.
 
Thật vậy, tưởng tượng một kịch bản bạn làm việc hết mình vì tiền, chức vụ của bạn cũng sẽ thăng tiến, đồng nghĩa với việc tiền nhiều lên. Thế nhưng đến khi tiền đã nhiều đến một mức nhất định, bạn có còn muốn nhiều tiền hơn nữa, nhất là lúc này bạn khó mà buông bỏ vì đã nhận rất nhiều trách nhiệm rồi.
 
Theo các chuyên gia, rút cục chính các yếu tố sau sẽ giữ một nhân sự ở lại cùng công ty, chứ không phải là yếu tố tiền bạc: Một môi trường làm việc lý tưởng cung cấp cho chúng ta tiềm năng phát triển, cơ hội để sáng tạo, thách thức bản thân; một lộ trình thăng tiến nghề nghiệp rõ ràng; những lời khuyến khích động viên; quyền tự chủ và cuối cùng là một văn hóa vững mạnh.
 
Và đó chính là 5 yếu tố mà các vị CEO cầ đặc biệt lưu tâm, đảm bảo được tồn tại trong công ty của mình. Có được 5 yếu tố này, chứ không phải trả lương nhân viên thật nhiều, công ty của bạn mới có thể vứng mạnh.
 

1. Một môi trường để học tập và phát triển

 
Các công ty có cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng làm việc cho nhân viên sẽ có những nhân viên tích cực và tạo ra hiệu quả công việc cao hơn.
 
Tại sao lại cần làm vậy ? Bởi lẽ việc nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên này sẽ đem lại lợi ích cho cả công ty và cá nhân mỗi người. Vừa làm việc, vừa có thêm kiến thức để phát triển bản thân, đây chắc hẳn là mục tiêu rất đẹp đối với mỗi người lao động.
 
Ngoài việc kiếm tiền để duy trì cuộc sống, mọi cá nhân đều mong muốn được phát triển thêm con người và tiến xa hơn cả về trình độ và địa vị.
 

2. Con đường thăng tiến rõ ràng

 
Khoảng 42% phụ nữ và 58% nam giới được khảo sát cho biết, họ cảm thấy có động lực phấn đấu và cống hiến cho công việc nhiều hơn nếu nhìn ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Nhiều người rời bỏ công việc vì mong muốn được đối mặt với thách thức và rèn luyện kỹ năng của bản thân nhiều hơn. 48% người lao động nhảy việc vì “không có cơ hội thăng tiến” trong công việc.
 
Tạo động lực làm việc cho người lao động là ý nghĩa chính của những giải thưởng, bằng khen do tổ chức cấp. Nó gián tiếp thúc đẩy khát khao vươn lên, khẳng định bản thân của người lao động thông qua hiệu quả làm việc.
 

3. Một môi trường biết cách khen, chê đúng lúc để tạo động lực cho người làm việc

 
Sự công nhận có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào mỗi tổ chức các cách quản lý người lao động.
 
Một số người hào hứng với việc được tuyên dương trước đám đông như nhận bằng khen, giải thưởng; một số muốn được nhận lời khen trực tiếp từ sếp, kín đáo nhưng sâu sắc.
 
Tuy nhiên có một điều chắc chắn với người đi làm là rằng, họ sẽ có động lực cống hiến nhiều hơn nữa khi công sức của họ với tổ chức được ghi nhận xứng đáng.
 

4. Có quyền làm chủ công việc của mình

 
Một điều quan trọng khi đi làm là chúng ta biết được vị trí của bản thân trong tổ chức và cảm nhận được giá trị của bản thân. Khi được giao nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa, bạn sẽ tự cảm thấy mối liên hệ với tổ chức, trách nhiệm của bản thân và có kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ tốt nhất.
 
Đối với một tổ chức, khi cá nhân có thể tự chủ công việc, thoải mái đề xuất ý kiến mà không ngại bị bỏ qua hay để ý, họ sẽ có cảm giác gắn bó và trở thành một phần của tổ chức. Công việc lúc này không chỉ là vì kiếm sống mà còn trở thành một phần của cuộc sống.
 
Hiện nay, một số doanh nghiệp như Microsoft thực hiện chính sách giờ giấc linh động. Các nhân viên có thể tự do lựa chọn giờ làm việc, miễn là hiệu quả làm việc cao. Rõ ràng, chính sách này cho phép các nhân viên làm việc thoải mái hơn, nhưng cũng khiến họ phải có trách nhiệm để có thể sử dụng thời gian linh động nhưng vẫn nâng cao hiệu quả công việc.
 

5. Một môi trường làm việc lành mạnh

 
Môi trường làm việc mà mọi người đều thích và cảm thấy hứng khởi sẽ luôn khiến các nhân viên có động lực làm việc. Bạn có muốn làm việc nhiều hơn không nếu chôn chân ở một văn phòng u ám, buồn tẻ? Một chiếc máy café loại xịn, văn phòng thoải mái, những đồng nghiệp thân thiện cho bạn cảm giác “thuộc về” và là cách giải quyết hữu hiệu những xung đột nơi làm việc. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện giúp tăng cường sự tin tưởng, khả năng hợp tác, động lực và hiệu quả làm việc.
Bạn nên đọc
Quảng cáo