• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > Không tháo vát đừng mơ thành lãnh đạo
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Không tháo vát đừng mơ thành lãnh đạo

Không tháo vát đừng mơ thành lãnh đạo

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Sự tháo vát không phải là một phương tiện sao chép có chủ đích; nó có thể là một đức tính tốt mở ra cánh cửa tới những thành công lớn hơn
Suy thoái kinh tế buộc chúng ta phải xoay xở mọi việc với những gì ta có, vì thế tháo vát trở thành một kĩ năng không thể thiếu với giới lãnh đạo.
 
Sự tháo vát không phải là một phương tiện sao chép có chủ đích; nó có thể là một đức tính tốt mở ra cánh cửa tới những thành công lớn hơn. Dựa trên sự quan sát của tôi về việc những người lãnh đạo tháo vát làm thì dưới đây là một số gợi ý để tháo vát:
 
Trước hết bạn phải bắt đầu bằng một tư tưởng cởi mở. "Tái định nghĩa sự có thể" là phương châm của NanDan Nilekani, người đồng sáng lập InfoSys - một công ty cung cấp dịch vụ IT Ấn Độ trị giá 2 triệu đô la. Theo tờ The Economist, Nilekani đã sử dụng câu nói này để khuyến khích các đồng nghiệp người Ấn Độ nhận ra họ có thể nâng cao nguồn lực và cải thiện năng lực bản thân để hoàn thành mục tiêu.
 
Suy nghĩ thông thoáng về những khả năng mới là quan trọng để có thể sử dụng được sự tháo vát trong thực tế. Những người lãnh đạo có thể đứng dậy và nói "Phải chúng ta có thể làm được điều này!" là một người có thể thúc đẩy, khuyến khích đồng nghiệp làm được những điều mà người khác có thể cho là không thể.
 
Chuyển sự sáng tạo vào bên trong. Tháo vát là về sự tối ưu hóa những gì bạn có. Sáng tạo không chỉ là tạo ra cái gì mới mà còn là áp dụng vào cái cũ và làm cái cũ tốt hơn. Một thợ máy có kinh nghiệm có thể làm được những điều kì diệu từ việc sửa chữa xe bằng sự kết hợp những phụ tùng cũ với sự tháo vát của mình.
 
Chúng ta cũng có thể thấy rõ điều này trong việc bảo dưỡng những cơ sở lớn - nhà máy, tòa nhà, thậm chí là các con tàu. Những việc mà việc thực hiện chúng không phải lúc nào cũng có thể làm thủ công thì cần nghiên cứu vấn đề và chỉ ra công cụ và vật liệu có sẵn để sửa chữa. Hãy gọi đó là sự sáng tạo tháo vát.
 
Chọn cái cụ thể. Nếu bạn đang nghĩ đến bức tranh rộng lớn hơn của cuộc suy thoái thì việc cân nhắc các phương án để sáng tạo lại cách công ty bạn kinh doanh có thể rất cám dỗ. Nghĩ đến một thái độ thực tế về những điều bạn có làm trong thời gian ngắn có thể hiệu quả hơn. Đó là xem xét lại những nhiệm vụ cũng như những vai trò và trách nhiệm cụ thể. Quá trình và quy trình có thể thay đổi với quan điểm hướng tới sự đơn giản và tiết kiệm chi phí.
 
Hãy dựa vào nhân viên của bạn. Lối suy nghĩ tuyền thống trong những thời điểm khó khăn khuyên ngừng chi tiêu nhưng đôi khi các nhà quản lý lại đúc kết nó với "ngừng làm việc." Một người lãnh đạo tháo vát sẽ không chỉ đứng yên và khuyến khích nhân viên theo gương họ. Thảo luận về những gì cả nhóm và các cá nhân có thể làm để đưa việc làm được nhiều hơn với ít nguồn lực hơn thành một quá trình thực tế để đạt được sự cải thiện.
 
Ghi nhận bài học. Sự phổ biến của tiết kiệm trong tiêu dùng gần đây cho thấy mọi người cảm thấy tốt hơn khi mình tháo vát. Nhưng để khuyến khích sự lan truyền của sự tháo vát, người lãnh đạo phải đảm bảo chắc chắn rằng niềm tự hào về thành công dạt được được phổ biến và được khen ngợi. Những người tháo vát cần phải được ghi nhận và khen thưởng, và ngược lại, phổ biến bài học của họ cho những người khác.
 
Không nên để dành sự tháo vát, vốn trở nên cực kì quan trọng vào lúc này, chỉ cho những thời điểm khó khăn. Khi sự phát triển trở lại, dựa vào năng lực để làm được nhiều việc hơn với những nguồn lực có sẵn và dẫn dắt mọi người làm được những điều tương tự như vậy sẽ là một hành vi, cách ứng xử đúng đắn.
Bạn nên đọc
Quảng cáo