• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Làm gì khi nóng giận?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm gì khi nóng giận?

Làm gì khi nóng giận?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Người tức giận và phẫn nộ trong nháy mắt chỉ số IQ trở về bằng 0, qua một phút sau mới khôi phục trở lại trạng thái bình thường. Chìa khóa thanh nhã của một người nằm tại sự khống chế cảm xúc của tự thân, dùng miệng lưỡi làm phương hại và tổn hại người khác là một loại hành vi ngu xuẩn nhất.

Thông thường chúng ta không tự do tự tại là bởi những cảm xúc không lành mạnh trong nội tâm mình. Một người có khả năng khống chế được những cảm xúc không tốt của tự thân còn mạnh mẽ hơn so với một người có khả năng nắm giữ một tòa thành. “Thủy thâm tắc lưu hoãn, ngữ trì tắc nhân quý” (nước dưới sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn). Cần hai năm để học nói, nhưng cần mười năm để học im lặng. Có thể thấy: Nói là một loại năng lực; im lặng là một loại trí huệ.
 

1. Việc gấp, nói từ từ.

 
Găp phải việc gấp, nếu như có thể trầm lắng bình tâm mà suy xét, sau đó từ từ nói rõ sự tình không hấp tấp vội vàng, lưu lại cho người nghe một chút ổn định, chín chắn, khiến họ không có ấn tượng bị xung động, và người khác càng thêm tin tưởng vào chúng ta.
 

2. Việc nhỏ, nói ẩn ý.

 
Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở thiện ý, dùng câu nói đùa hài hước để nói, người nghe sẽ không còn cảm giác cứng nhắc, họ không những sẽ vui vẻ tiếp nhận lời nhắc nhở mà còn tăng thêm thiện cảm với chúng ta.
 

3. Việc chưa nắm bắt, nói một cách cẩn thận.

 
Đối với những việc bản thân chưa có nắm rõ hiểu thấu sự tình, nếu như vì bạn không nói có thể người khác cảm giác bạn giả dối, ngụy tạo, nếu vậy bạn có thể lựa lời diễn đạt một cách cẩn thận, thế thì sẽ khiến người ta cảm nhận được bạn là một người thực sự có thể tín nhiệm tin tưởng được.
 

4. Việc chưa xảy ra không nên nói bừa.

 
Người ta ghét nhất là “nhân vô sự sinh phi” (người biến việc không có gì trở thành thị phi), nếu như từ trước tới giờ bạn không tùy tiện suy luận, phỏng đoán hay ăn nói hàm hồ những việc không xảy ra, sẽ khiến người ta cảm nhận được bạn là một người thành thục, có tu dưỡng, là người làm việc cẩn thận không tùy tiện, có ý thức trách nhiệm.
 

5. Việc không làm được, đừng nói ẩu.

 
Tục ngữ nói “một hữu kim cương toản, biệt lãm từ khí hoạt” có nghĩa là không có cái khoan kim cương thì đừng ôm đồm nghề đồ gốm. Việc mà mình làm không tới thì không dễ dãi nhận lời, sẽ khiến người nghe cảm nhận được bạn là một người “ngôn tất tín, hành tất quả” nghĩa là lời nói của bạn đáng tin, hễ bạn hàng động thì ắt hẳn sẽ có kết quả.
 

6. Việc tổn hại người khác, không thể nói.

 
Không xem thường những lời nói làm phương hại người khác, và không nói những lời nói làm tổn hại người, đặc biệt với những người thân cận ở trên thế gian. Điều này sẽ khiến họ cảm nhận được bạn là một người thiện lương, giúp cho việc thêm gắn bó và gia tăng tình cảm.
 

7. Việc đau lòng, thương tâm, không cần gặp ai cũng nói.

 
Người khi đau buồn đều có mong muốn thổ lộ hết mọi điều với người khác, nhưng nếu cứ nhìn thấy người liền nói, sẽ dễ chuyển áp lực tâm lý quá lớn sang người nghe khiến họ tạo thành hoài nghi và xa lánh đối với bạn. Đồng thời, bạn sẽ còn để lại trong họ ấn tượng rằng không biết nghĩ cho người khác, muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.
 

8. Việc của người khác, nói cẩn trọng.

 
Người với người trên thế gian đều cần phải có một cự ly (khoảng cách) an toàn, việc của người khác không tùy tiện truyền bá và bình luận, sẽ để lại cho những người giao lưu cảm giác an toàn.
 

9. Việc của bản thân, nghe người khác nói ra sao.

 
Sự tình của mình cần lắng nghe cách nhìn của người ngoài cuôc, một là có thể để lại cho người ấn tượng khiêm tốn; hai là để người cảm nhận được bạn là một người thấu tình thấu lý.
 

10. Việc của con trẻ, nói như người dẫn đường.

 
Đặc biệt là con trẻ trong tuổi thanh thiếu niên, vô cùng trái nghịch khó bảo, hãy chọn dùng thái độ vừa ôn hòa vừa kiên định mà mở đường, khi có thể khiến con trẻ vừa có cảm tình đối với bạn, nguyện ý cùng bạn trở thành người bạn, lại vừa có khả năng khởi tác dụng thuyết phục.

Bài học về sự tức giận:


- Lão hòa thượng và chậu hoa vỡ: “Ta trồng hoa không phải để tức giận”
- 10 cách xua đuổi cơn giận ra khỏi tâm trí của bạn
- Bài học về sự nóng giận
- Đừng để giận quá mất khôn
Bạn nên đọc
Quảng cáo