- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Làm người tốt không đúng lúc chính là mang họa
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Làm người tốt không đúng lúc chính là mang họa
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Mọi sự trên đời tuy rất hỗn độn phức tạp, nhưng thực ra đều đã có sự an bài riêng của nó. Vậy nên, nhiều chuyện dù có can thiệp vào cũng chẳng thể thay đổi được gì, đôi khi lại còn gây thêm họa.
Câu chuyện thứ nhất
Ở vùng nông thôn nọ có hai vợ chồng nhà kia nuôi một chú lừa và một chú chó. Ban ngày họ sử dụng con lừa để làm việc, kéo cày, chở hàng. Ban đêm thì họ dựa vào chú chó để trông giữ nhà cửa.
Một đêm, trong nhà họ có một tên trộm lén lút đột nhập vào. Lúc tên trộm tìm kiếm đồ đạc để lấy đi, dù con lừa đã nhắc rằng: “Nhà có trộm rồi, ngươi mau báo cho ông bà chủ biết đi” thì chú chó kia lại chẳng thèm sủa, nằm ngủ như không biết gì.
Con lừa bất đắc dĩ lớn tiếng kêu lên đánh thức chủ nhà dậy. Quả nhiên bà chủ mau chóng tỉnh dậy và cầm một cây gậy dài chạy ra.
Nhưng bà chủ lại chạy về phía con lừa và quát: “Đang nửa đêm, ngươi kêu cái gì mà kêu ầm ĩ như vậy? Có để cho chúng ta ngủ không?” Vừa quát, bà chủ vừa cầm gậy đánh lừa một hồi.
Cảm ngộ:
Mọi sự trên đời đều đã có sự an bài riêng của nó, cho dù có muốn quản cũng không thể được. Hãy làm tốt việc của mình, bớt lo chuyện của người khác!
Câu chuyện thứ hai
Có một con sư tử bị ốm, nó nằm rên rỉ trong hang động. Những loài vật khác nghe thấy tiếng rên của sư tử liền đến hỏi thăm. Con hồ ly nghe thấy tiếng rên của chú sư tử cũng đi đến hỏi thăm.
Nó đi đến trước hang động và thấy chú sư tử rên càng lúc càng to. Con hồ ly cảm thấy vô cùng thương xót người bạn này. Hồ ly đang có ý định chui vào hang động thì nó lại dừng lại. Nó không bước tiếp nữa mà đi qua đi lại ngoài cửa hang suy xét.
Sư tử nằm trong hang động nhìn thấy hồ ly mãi không chui vào hang, nhịn không được liền hỏi: “Hồ ly ơi! Bạn đã đến sao mãi không vào trong hang với tôi?”
Hồ ly cất giọng trả lời: “Tôi chỉ nhìn thấy một ít dấu chân của những con vật khác đi vào mà nhìn mãi vẫn không thấy dấu chân đi ra. Cho nên, sao tôi có thể dám vào trong đó?”
Cảm ngộ
Mọi việc đều “tiến dễ dàng, lui lại khó”, vì vậy trong cuộc sống hàng ngày nên huấn luyện chính bản thân mình phải có khả năng quan sát, suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Như thế mới không bị thất bại trước hoàn cảnh.
Câu chuyện thứ ba
Một người lính bị quân địch tập kích nên phải chạy trốn lên núi. Khi quân địch đuổi theo sát sau lưng, anh ta đành trốn vào trong một cái hang và thầm cầu mong kẻ địch không thể phát hiện ra mình.
Đột nhiên, cánh tay anh ta cảm thấy nhồn nhột như có vật gì động vào. Anh ta quay lại nhìn thì phát hiện ra một con nhện to. Đang định bóp chết nó thì anh ta lại sinh lòng thương cảm nên đã thả nó ra.
Không ngờ, vừa được thả ra, con nhện bò đến cửa hang rồi dệt một mạng lưới mới. Quân địch đuổi tới hang núi, nhìn thấy một mạng nhện còn nguyên, cho nên đã đoán rằng không có ai trong hang. Vì vậy họ đành kéo nhau bỏ đi.
Cảm ngộ:
Nhiều khi, đối xử tử tế người khác đồng thời cũng là đang trợ giúp chính bản thân mình.