- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Làm sao để não suy nghĩ tích cực?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Làm sao để não suy nghĩ tích cực?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Não cũng giống như các cơ ở bắp tay, mông hoặc bụng, có thể áp dụng các bài tập để trở nên khỏe mạnh và sắc nét.
Bộ não luôn nghĩ đến những gì nó muốn và làm những gì nó cảm thấy thích. Nếu không quan tâm đến việc chăm sóc và đào tạo nó, sẽ giống như loài động vật hoang dã, bộ não chạy lung tung và vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Chuyển đổi thói quen xấu thành thói quen tốt có thể giúp não luôn suy nghĩ tích cực, theo Dailyhealthpost.
1. Dành thời gian cho chính mình
Tìm một vài khoảnh khắc trong ngày cho riêng bản thân là điều cực tốt đối với sức khỏe. Khi bạn gồng mình để làm tất cả mọi việc mà không dành thời gian nghỉ ngơi, bạn đang đặt sức khỏe đứng trước các nguy cơ bệnh tật. Cách duy nhất mang lại hiệu quả cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe não bộ nói riêng là học cách tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Nếu bạn hạnh phúc, những người xung quanh sẽ hạnh phúc theo.
Dành thời gian cho bản thân không phải là điều ích kỷ mà là điều kiện cần thiết để có thể khơi dậy niềm tin và sự lạc quan trong cuộc sống. Yếu tố này cũng góp phần nuôi dưỡng và phát triển não theo chiều hướng tích cực.
2. Đối phó với căng thẳng
Hầu hết chúng ta đều ít nhiều đối mặt với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không biết cách đối phó với căng thẳng, bạn có nguy cơ đặt sức khỏe trước sự tấn công của bệnh tật. Tìm thấy thời gian để thư giãn giúp ổn định cả về thể chất và tâm trí. Đây là một thói quen tốt cần thực hành hằng ngày.
Để vứt các “đống rác” ra khỏi đầu, thư giãn và tập trung vào hơi thở có thể giúp ích. Cảm nhận luồng hơi khi thở ra, hít vào, bắt đầu từ khu vực phía dưới cùng của đường ruột chứ không phải là hơi thở nông xuất phát từ ngực.
Khi thấy căng thẳng bắt đầu lấn át, hãy nhanh chóng thả lỏng cơ thể và tản bộ trong vòng 10 phút. Việc làm này giúp cung cấp cho bộ não luồng không khí mới và thúc đẩy máu tuần hoàn một cách trôi chảy.
3. Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ là liệu pháp giúp tăng cường sự trao đổi chất, mà còn là một hình thức giảm stress hữu hiệu. Khi vận động, hóc môn endorphin phát hành vào các cơ quan trong cơ thể, có tác dụng làm giảm nồng độ hóc môn cortisol và adrenaline (những hóc môn gây căng thẳng). Ngoài ra, endorphin cũng được xem là chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên tốt nhất, bằng cách thúc đẩy cảm giác hạnh phúc tổng thể, chống stress và trầm cảm.
4. Ăn uống lành mạnh
Cuộc sống chúng ta đang bị các loại thức ăn nhanh chứa nhiều chất độc hại bao vây và chúng đang giết chúng ta chết dần chết mòn. Tất cả những gì chúng ta đưa vào miệng có tương quan trực tiếp với việc hình thành cảm giác như thế nào cả về tinh thần và thể chất. Ruột được xem như bộ não thứ hai trong cơ thể, nó gửi tín hiệu đến não để hình thành nên các phản ứng tương thích.
Khi chúng ta ăn thực phẩm có hại, đường ruột sẽ phản ứng đầu tiên bằng việc làm gián đoạn nồng độ serotonin, từ đó một thông điệp được gửi tới não để cân bằng dopamine và sau đó nó phát hành các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng khác, gây ra một số loại phản ứng cảm xúc. 95% serotonin của cơ thể được tìm thấy trong đường ruột có liên quan đến các cảm xúc: thèm ăn, giấc ngủ, trí nhớ, học tập, nhiệt độ, khí sắc, thái độ, phiền muộn.
Nếu chế độ ăn uống chủ yếu tập trung vào thực phẩm chế biến hay thực phẩm có đường, bộ não không thể hoạt động đúng và nó sẽ tạo ra các phản ứng tiêu cực. Ăn chất béo lành mạnh, thịt nạc, trái cây tươi và rau quả là cách tốt nhất để giúp não khỏe.
5. Ngủ đủ giấc
Theo các chuyên gia, ngày nay tầm quan trọng của giấc ngủ được đánh giá quá thấp so với các tác động tiêu cực mà nó gây ra. Não cần được nghỉ ngơi, đặc biệt là sau một ngày lao động trí óc mệt mỏi.
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tăng cân, trầm cảm, gây trở ngại cho chức năng bộ nhớ và làm tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp…
Để nhận được giấc ngủ ngon, có thể thực hiện theo các bước sau: Tuân thủ lịch trình thức-ngủ một cách khoa học, kể cả những ngày lễ; Tìm một số biện pháp giúp thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ, chẳng hạn: nghe nhạc, đọc sách, thiền định, tập cách lắng nghe hơi thở; Không ăn hoặc uống các loại thực phẩm chứa chất caffeine hoặc đường, thực phẩm chế biến, rượu trước khi lên giường; Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Bài viết hay có thể bạn muốn đọc:
- Học viện WP bài 11: Tư duy tích cực
- Ly nước này nặng bao nhiêu?
- 10 cách để nâng cao năng lực trí óc