• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Làm thế nào để tránh sự cô đơn?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm thế nào để tránh sự cô đơn?

Làm thế nào để tránh sự cô đơn?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Không chỉ những người sống cô độc, người già, người tàn tật mới rơi vào tình cảnh cô đơn mà ngay cả nhiều bạn trẻ hoặc những người có gia đình vẫn cảm thấy mình thật cô độc.


Xã hội càng đô thị hóa thì con người càng có xu hướng cá nhân hóa

 
Một đặc điểm của xã hội hiện đại là càng phát triển, càng văn minh thì con người càng dễ trở nên cô đơn. Điều đó có vẻ như là một nghịch lý nhưng lại đang là thực tế của những đô thị hiện đại. Xã hội càng đô thị hóa thì con người càng có xu hướng cá nhân hóa do những điều kiện khách quan quy định. 
 
Quan hệ người và người được mở rộng nhưng không sâu, ít người thật sự hiểu biết và gắn bó với nhau bằng mối quan hệ mật thiết. Sự chuyên môn hoá lao động và nhịp điệu cuộc sống căng thẳng khiến mỗi cá nhân sau 1 ngày làm việc có xu hướng thu về cuộc sống riêng tư để nghỉ ngơi và giải trí theo sở thích riêng. 
 

Con người chỉ nhận ra mình cô đơn khi trong cuộc sống nảy sinh những nhu cầu giao tiếp tình cảm

 
Con người chỉ nhận ra mình cô đơn khi trong cuộc sống nảy sinh những nhu cầu giao tiếp tình cảm, muốn thổ lộ, chia sẻ những khủng hoảng, vướng mắc khi gặp khó khăn cần giúp đỡ không có ai tin cậy để mình sẵn sàng thông cảm, làm chỗ dựa cho mình...Tình trạng cô đơn thật đáng sợ đến mức nhiều lúc con người không vượt qua được đã đi đến những hành động tiêu cực hoặc ít nhất sẽ cảm thấy cuộc sống trống rỗng, vô nghĩa, chán nản làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và lối sống lành mạnh.
 
 

Vậy làm sao để tránh nỗi cô đơn?

 
Có nhiều người tưởng mình có rất nhiều mối quan hệ nhưng cuối cùng vẫn luôn thấy lẻ loi, lạc lõng không có 1 người bạn thật sự nào! Muốn tránh sự cô đơn trước hết phải biết quan tâm đến người khác, hình thức quan tâm đến người khác nhất dù không có hứng thú lắm nhưng bạn vẫn nên cố gắng thường xuyên gặp gỡ, thăm viếng, chuyện trò với người thân, bạn bè.
 
Song điều ấy chưa đủ, cần quan tâm thật sự đến cuộc sống tình cảm, vật chất của mọi người và sẵn sàng giúp đỡ khi thật sự cần thiết. Sự tiếp xúc thực sự chiếm được cảm tình, lòng tin của người bên cạnh phải là sự tiếp xúc đa dạng và nhiều tầng bậc: thông tin, tìm hiểu lẫn nhau, tỏ ý sẵn sàng kề vai sát cánh trong cuộc sống....
 

Cách khắc phục với 1 số người e ngại trong giao tiếp
 

Bạn không cần quá để có được sự linh hoạt, thoải mái, sôi nổi như người khác, bạn hãy cư xử chân thật, giản dị, nhẹ nhàng như bản tính vốn có.Cố gắng để đừng co lại hoặc luôn có ý định rút lui.
 
Hãy phân tích kĩ càng lý do làm nảy sinh thái độ ác cảm với ai đó và tìm cách khắc phục định kiến nếu thấy nó không có cơ sở khách quan. Muốn có nhiều bạn tốt hãy cố gắng đánh giá người khác theo hướng lạc quan, tìm ra nhiều khía cạnh tốt đẹp của họ.
 
Không nên thường xuyên có ý nghĩ: nhất định người đó sx không hiểu đúng về mình thế rồi dự kiến ra những hậu quả của nó và có cảm giác khó chịu với mối quan hệ đó.
 
Dù bạn là ai, bạn sẽ không bao giờ thấy cô đơn khi thường xuyên có thiện chí, quan tâm và tìm đến những người khác đúng lúc họ đang cần đến bạn.
Bạn nên đọc
Quảng cáo