• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Làm việc gì cũng đừng tham lam quá
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm việc gì cũng đừng tham lam quá

Làm việc gì cũng đừng tham lam quá

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Cuộc sống thay đổi, vận động không ngừng nghỉ… vì thế nếu bạn muốn đứng vững trong xã hội này, nhất định phải ghi nhớ 10 bài học sau.


1. Việc gì cũng có nguyên do của nó

 
Trên đời này, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Đừng vội trông mặt mà bắt hình dong, đừng phê bình, đánh giá bất cứ ai, bất cứ việc gì, hãy làm tốt việc của mình. Chẳng ai có đủ tư cách để đánh giá đúng sai, tốt xấu của một người.
 

2. Đừng vội đưa ra kết luận

 
Khi gặp bất cứ chuyện gì, đừng vội đưa ra kết luận. Cho dù có được đáp án, nhưng có lẽ vẫn còn cách giải quyết tốt hơn. Mỗi một góc độ khác nhau lại có một cách giải quyết khác nhau. Hãy đứng trên lập trường của người khác mà suy nghĩ, đặc biệt là khi gặp phải sự phiền phức nào đó, tốt nhất hãy học cách nhẫn nại, chờ đợi, chậm một chút để quan sát, suy nghĩ. Có những lúc, không những phiền phức được hóa giải mà cơ hội cũng theo đó mà xuất hiện.
 

3. Một điều nhịn là chín điều lành

 
Đối với những người thích gây sự, nếu nhịn được hãy nhịn, tránh được thì tránh. Khi không cần thiết thì hãy cho qua. Nhưng hãy tìm cơ hội thích hợp thể hiện bản lĩnh của bạn, dạy cho họ một bài học bằng trí tuệ và sự cao thượng. Để hắn biết rằng bạn không phải là người dễ bị bắt nạt.
 

4. Làm việc gì cũng đừng tham lam quá

 
Nhận của người khác càng nhiều thì mang nợ càng lớn. Một khi đã nhận thì nhất định phải tìm cơ hội báo đáp. Có đi có lại mới là đạo lí. Đừng để cái lợi trước mắt làm mờ mắt bạn. Hãy nhớ: Đời người như một trò chơi, tất cả đều tìm kiếm những lợi ích cân bằng nhất, chỉ có sự cân bằng về lợi ích mới có thể chơi đến cùng.
 

5. Học cách chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không

 
Cố gắng đơn giản hóa vấn đề, đừng chuyện bé xé ra to, từ đơn giản thành phức tạp. Giữ vững hiệu quả làm việc, khống chế tiến độ, nâng cao năng suất mới là quan trọng.
 

6. Nghĩ kỹ trước khi nói. Lời nói phải có ý nghĩa

 
Cổ nhân dạy khi nói phải động não. Rất nhiều việc thành hay bại là do cái miệng. Trong xã hội, quan trọng là phải biết giữ mồm giữ miệng, nếu không sẽ mang đến cho bản thân rất nhiều phiền phức. Khi nói, đừng chỉ nói cho sướng miệng, nói năng bừa bãi, đừng thấy người khác đang cười mà cho rằng họ hùa theo mình, đừng tùy tiện nói hết những lời tâm can của mình, kết cục chỉ khiến cho người khác chê cười bạn mà thôi.
 

7. Học cách bàng quan trước sự đời

 
Suy cho cùng chỉ cần lương thiện, tu tâm tích đức, tránh xa thị phi, lấy gia đình làm trọng thì bình yên, an nhàn sẽ tự khắc tìm đến bạn. Tâm thái lạc quan đến từ sự khoan dung, độ lượng, thấu cảm và không tranh giành với người đời.
 

8. Có thái độ ôn hòa

 
Tâm trạng tồi tệ xuất phát từ việc nghĩ quẩn, nghĩ không thông. Thực ra cuộc sống không phải lúc nào cũng tồi tệ như bạn tưởng tượng. Cuộc đời con người, có lúc lên cao, có lúc xuống tấp, về cơ bản không có ai là thuận lợi bằng phẳng cả đời. Nếu ngã xuống hãy học cách đứng lên, có cho có nhận, cầm được thì buông được.
 

9. Cân bằng sự nghiệp và gia đình

 
Đừng để phiền phức trong công việc ảnh hưởng đến gia đình, người thân nhưng cũng đừng để chuyện gia đình ảnh hưởng đến công việc, vì như vậy cả gia đình và sự nghiệp đều bị ảnh hưởng, thậm chí là tổn hại. Bất kể đàn ông hay phụ nữ đều phải biết cân bằng giữa công việc và gia đình.
 

10. Biết mình là ai?

 
Trong xã hội hãy biết mình là ai, hãy đứng đúng vị trí của mình, đừng cho mình là nhân vật chính, làm cái rốn của vũ tụ, tự cao tự đại. Cho dù xuất phát điểm có hơn người, thành tích có hơn người nhưng phải biết khiêm tốn vì suy cho cùng, kết cục của mọi người là như nhau. Cổ nhân từng dạy: “Đừng bao giờ biến bản thân thành trung tâm của sự chú ý”.
Bạn nên đọc
Quảng cáo