• Trang chủ
  • > Sách
  • > Nuôi dạy con
  • > Lắng nghe doanh nhân triệu phú dạy con về cách tiêu tiền thông minh
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lắng nghe doanh nhân triệu phú dạy con về cách tiêu tiền thông minh

Lắng nghe doanh nhân triệu phú dạy con về cách tiêu tiền thông minh

  • Tác giả:
  • Thể loại: Nuôi dạy con
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 20/09/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bạn có thể đã nghe vấn đề này nhiều lần trước đây, đó là nên dạy con tiêu tiền từ tuổi nào và dạy thế nào mới là phù hợp; hãy lắng nghe lời khuyên từ doanh nhân rất thành đạt Bo Sanchez dưới đây nhé.

Bo Sanchez là cha của 2 đứa con trai: Benedict Sanchez (15 tuổi) và Francis Sanchez (10 tuổi). Anh cũng là một doanh nhân rất thành đạt, một nhà xuất bản tạp chí, một diễn giả và là tác giả của nhiều cuốn sách tài chính bán chạy như cuốn Người giúp việc của tôi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Bo Sanchez là cha của 2 đứa con trai: Benedict Sanchez (15 tuổi) và Francis Sanchez (10 tuổi). Anh cũng là một doanh nhân rất thành đạt, một nhà xuất bản tạp chí, một diễn giả và là tác giả của nhiều cuốn sách tài chính bán chạy như cuốn Người giúp việc của tôi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Trong một bài phỏng vấn cá nhân có tên Money Lessons From Dads - tạm dịch Các bài học từ cha, Bo Sanchez đã bày tỏ nhiều quan điểm cá nhân trong việc dạy dỗ con cái về giá trị tiền bạc mà mọi ông bố đều nên tham khảo.

Anh cho biết, bất kỳ sự hiểu biết về tiền nào cũng nên đến từ cha mẹ. Vợ chồng nên có chung một quan điểm về tiền bạc để nhất quán trong việc đầu tư cho học hành của con. Một khi cùng chung ý kiến, cha mẹ có thể tạo cho bọn trẻ một thái độ tích cực và lành mạnh hơn với tiền bạc.

Dưới đây là những lời khuyên của Bo Sanchez về cách những ông bố có thể bắt đầu về chủ này với những đứa con của mình.

1. Trước tiên, hãy dạy bọn trẻ về “giá trị” của đồng tiền

“Giá trị” là một khái niệm mơ hồ, tuy khó có thể dạy cho con cái hiểu về định nghĩa này một cách toàn diện, nhưng cha mẹ có thể giúp chúng nắm bắt vấn đề thông qua việc đề cao các mối quan hệ thường ngày như gia đình, tình yêu, tình bạn….

Để tôi đưa bạn một ví dụ: Cả gia đình chúng tôi quyết định sẽ không chuyển sang một khu dân cư độc lập hơn, ít bị làm phiền hơn chỉ vì anh họ của con trai tôi vẫn đang sống cạnh nhà. Đối với cậu bé của tôi mà nói, đứa trẻ đó không chỉ là họ hàng mà còn là bạn thân nhất.

Vì vậy, tôi đã nói với con trai rằng: chúng tôi sẽ không chuyển sang nơi ở mới nữa vì với chúng tôi, tình bạn quan trọng hơn cả. Thời gian sống bên cạnh những người bạn thân sẽ có ý nghĩa biết bao đối với một đứa trẻ đnag trưởng thành.

Tôi cũng luôn dành thời gian cho các con tôi mỗi ngày, dù công việc đôi khi không rảnh rỗi chút nào. Hàng tuần, chúng tôi luôn có một ngày đặc biệt với nhau. Và trong dịp đó, tôi luôn để con trai nhìn thấy mình đã ưu tiên thời gian cho gia đình thế nào. Vì vậy các con trai của tôi đều lớn lên với tư tưởng rằng gia đình là trên hết, tình yêu là trên hết. Tiền bạc chỉ là thứ đến sau những “giá trị” này.

Bo Sanchez nói về việc luôn dành thời gian cho con ngay cả khi bận rộn nhất.

2. Dạy sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn

Đây là một bài học mà ngay cả người lớn chúng ta vẫn còn phải học. Nếu chưa biết phải phân biệt 2 khái niệm mơ hồ này với bọn trẻ như thế nào, chúng ta chỉ cần nói: “Mong muốn là điều có thể trì hoãn được cò nhu cầu thì không”.

Tôi cũng phải giải thích với con về tài sản chúng sẽ có được là gì, những gì chúng được sở hữu và những trách nhiệm của chúng khi sở hữu tài sản này là gì.

3. Tập luyện cho con thường xuyên về chi tiêu tiết kiệm

Đối với trẻ mầm non, tôi tạo ra 2 lọ tiền, một để tiết kiệm và một để chi tiêu rồi đưa cho chúng. Với trẻ lớn hơn, tôi yêu cầu con điền vào bảng theo dõi chi phí hàng ngày. Tôi đã đề nghị con tiết kiệm 20% số tiền tiêu vặt hàng tháng cha mẹ đưa. Các con tôi sẽ phải tiết kiệm 20% này trước khi tiêu, không phải sau đó.

4. Dùng tiền tiết kiệm để dạy bọn trẻ đầu tư

Vào mùa hè, thay vì yêu cầu con ghi danh vào các buổi học nhảy, tôi đã đề nghị chúng dùng số tiền tiết kiệm có được để tự tổ chức một hội thảo hay party nhảy múa. Thật khó khăn khi chúng lần đầu tiên phối hợp với nhau, rồi học cách chi tiêu, tiếp thị…Nhưng chúng đã làm được và học được rất nhiều. Tôi rất tự hào về điều đó.

5. Nói với con về trải nghiệm tài chính của chính cha mẹ

Không có gì quý giá hơn kinh nghiệm thực tế. Tôi thích nói chuyện với các con về tiền bạc và chia sẻ với con câu chuyện của các doanh nhân thành công. Dạy con về tiền bạc bằng cách sử dụng những câu chuyện là việc rất thú vị cha mẹ nào cũng nên áp dụng.

Tôi cũng đề nghị các con nói về những sản phẩm và công ty kinh doanh thành công mà chúng biết. Chẳng hạn như Steve Jobs của Apple hay Henry Sy của SM…

Ngay sau đó, tôi sẽ nói về trải nghiệm của chính mình với tiền bạc và kèm theo ví dụ. Tôi thích nói với những đứa trẻ của mình về cách tôi phục vụ người nghèo ra sao, làm sao từ một người thuyết giảng nghèo nàn tôi đã bắt đầu kinh doanh rồi thất bại. Và làm thế nào để tôi học được cách đầu tư.

Tôi muốn các con hiểu rằng, ai cũng có quan niệm và vấn đề riêng của mình với chuyện kiếm tiền cũng như tiêu tiền. Sau này chúng cũng như vậy. Nhưng chúng có thể học hỏi rất nhiều từ cách tiêu tiền của người thành công, người thông minh và từ chính người sinh ra chúng để sớm có những bài học đúng đắn về sau.

Chúng thường rất chăm chú lắng nghe câu chuyện của tôi. Và ngược lại, tôi cũng khuyến khích chúng chia sẻ những vấn đề tiền bạc nhỏ nhoi của mình với bố.

“Bài viết trích từ một bộ sưu tập các bài phỏng vấn cá nhân có tên Money Lessons From Dads- tạm dịch Các bài học từ bố. Bài viết được xuất bản trên tạp chí Smart Pareting và đã được biên tập lại cho phù hợp với bạn đọc.”

Bạn nên đọc
Quảng cáo