• Trang chủ
  • > Sách
  • > Cây thuốc dân gian
  • > Linh chi và cổ linh chi, loại nào tốt hơn?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Linh chi và cổ linh chi, loại nào tốt hơn?

Linh chi và cổ linh chi, loại nào tốt hơn?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Cây thuốc dân gian
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 02/09/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Linh chi là vị thuốc quý của y học Phương Đông, cách đây hơn 2000 năm, đã được ghi trong Thần nông bản thảo của Trung Quốc. Linh chi có nhiều tên khác như nấm trường thọ, thuốc thần tiên, cỏ trường sinh…

Là nấm mọc hoang trong thiên nhiên, linh chi có hàng trăm loài khác nhau, tất cả đều thuộc họ nấm gỗ (ganodermatraceac). Các nhà khoa học phân linh chi làm hai nhóm: Cổ linh chi và linh chi…

Đặc điểm phân biệt cổ linh chi và linh chi:

Cổ linh chi: Có hàng chục loại, là loại nấm gỗ mọc hoang khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi khắp nơi trên thế giới. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ nhiều năm (đến khi cây chết). Nấm không cuống hoặc cuống rất ngắn, có nhiều tầng (mỗi năm là một tầng). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên xù xì thô ráp. Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn gọi là nấm lim). Trong rừng rậm, cây to độ ẩm cao, nấm phát triển mạnh nên có tán lớn (ở nước ngoài có cây nấm tán rộng tới hơn 1 mét, nặng trên 40kg). Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về tác dụng lâm sàng chữa bệnh cho người của cổ linh chi.

Linh chi: có đến 45 loài, là loài nấm gỗ được chọn lọc dùng làm thuốc từ lâu đời. Nhờ công nghệ sinh học nên đã chọn giống để trồng làm thuốc từ năm 1972 đến nay. Đầu tiên ở Nhật Bản, sau đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác. Đặc điểm chung là: Nấm có cuống, cuống nấm có màu, mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam… Mũ nấm hình quạt, hình tròn hoặc hình thận, mặt trên bóng, nấm hơi cứng và dai.Linh chi trồng: Đã được khoa học nghiên cứu kỹ về tác dụng dược lý, thành phần hoá học, tác dụng lâm sàng; xác định các loài linh chi trồng không độc, có nhiều tác dụng chữa các bệnh hiểm nghèo và chống lão hoá.

Công dụng, cách dùng linh chi:

Công dụng: Bổ dưỡng, chống lão hoá, chống ung thư, chống nhược cơ, chống tác hại của các tia xạ (vì vậy người chữa ung thư bằng xạ trị , dùng linh chi sẽ giảm tác hại của tia xạ, đồng thời linh chi cũng chống cả ung thư), chống độc (giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, các kim loại nặng), chống vi rút (kể cả vi rút viêm gan B và HIV), chống suy nhược thần kinh, chống stress, giảm cholesterol trong máu, chống xơ mỡ mạch máu và các biến chứng, điều hoà và ổn định huyết áp cho người cao huyết áp, hỗ trợ và tăng tác dụng các thuốc chữa tiểu đường, chữa viêm loét dạ dày tá tràng.Cách dùng, liều dùng: Có nhiều cách như sắc nước, hầm với thuốc hoặc thịt lợn, thịt gà, uống thuốc bào chế sẵn có linh chi nhưng cách tốt nhất là nghiền linh chi thành bột mịn (rất khó nghiền vì dai). Mỗi ngày dùng 5-10g bột linh chi sắc với nước rồi ăn bã,uống nước (vì hoạt chất chính ở bã).

Bạn nên đọc
Quảng cáo