• Trang chủ
  • > Sách
  • > Mẹo vặt
  • > Mẹo vặt chăm sóc trẻ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹo vặt chăm sóc trẻ

Mẹo vặt chăm sóc trẻ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Mẹo vặt
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 02/06/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Cách diệt rôm cho trẻ

Bạn có thể dùng một trong các cách sau: Cách : Rửa sạch vỏ dưa hấu, gọt sạch phần dưa còn dính lại trên vỏ rồi xoa vào những chỗ bị rôm trên cơ thể trẻ, bạn nên xoa cho trẻ sau khi tắm là tốt nhất. Mỗi ngày xoa 3 lần, thường sau 2 ngày sẽ đỡ dần. Cách 2: Dùng nước ấm rửa sạch chỗ bị rôm lấy thuốc đánh răng bôi nhẹ lên hiệu quả cũng rất tốt. Cách 3: Bạn cũng có thể lấy mướp đắng, rồi dằm lấy nước xoa lên những chỗ bị rôm – 3 ngày sẽ đỡ. 

~*~

Mẹo nhỏ chữa muỗi đốt

Bạn có thể lấy sữa mẹ bôi vào những chỗ muỗi đốt trẻ, 3 – 4 lần/ngày, 3 ngày vết muỗi đốt đó sẽ hết, da không còn để lại sẹo. 

~*~

Cách chữa trẻ bị nhiệt

Rửa sạch lê cắt nhỏ, cho ít nước vào luộc lấy nước rồi cho gạo lức gay gạo tẻ vào nấu thành cháo cho trẻ ăn có thể chữa nhiệt cho trẻ. 

~*~

Cách chữa trẻ đái dầm

Bạn lấy 30 – 60g đậu đen, thịt chó 250 -500g ninh nhừ cho trẻ ăn sẽ chữa bệnh đái dầm của trẻ. Những đứa trẻ mới cai sữa, nếu cho uống nước đựng kín trong thân cây tre sẽ chống sau này bị đái dầm. 

~*~

Nước tắm thuốc cho trẻ

Lấy 500g lá bo bo tươi, cắt nhỏ, đổ một ít nước vào đun sôi khoảng 5 phút, pha cùng với nước tắm cho trẻ sẽ có tác dụng giải nhiệt, giải độc,chống mụn nhọt. 

~*~

Cách đặt trẻ nằm

Trẻ sơ sinh xương đầu còn rất mềm, cần chú ý tư thể ngủ của trẻ. Khi trẻ ngủ thích hướng mặt về phía cửa. Do vậy, sau một khoảng thời gian nên thay đổi hướng đầu và chân cho trẻ, như vậy làm cho trẻ không bị bẹp đầu. Cho trẻ ngủ trên đệm bằng lông cừu thương giúp cho trẻ lớn nhanh hơn khi cho trẻ nằm trên các đêm bông khác. 

~*~

Mẹo nhỏ chữa bệnh trẻ giật mình khác

Trẻ giật mình dậy sẽ khóc không ngớt, bạn nên rửa mặt cho trẻ, trẻ sẽ tỉnh táo và hết khóc, sau đó bạn cho trẻ uống một ít nước cam hoặc ôm vào lòng ru nhẹ, một lúc trẻ sẽ ngủ. 

~*~

Cách làm cho trẻ hết nấc

Khi trẻ bị nấc bạn bế trẻ lên, lấy ngón tay cù nhẹ vào tai hoặc bên cạnh miệng trẻ cho trẻ hết khóc hoặc cười, nấc sẽ khỏi. 

~*~

Cách cắt đầu ti giả

Bạn dùng dao rạch thành hình chữ thập ( + ), vì như vậy, khi không dùng đầu ti giả sẽ kín lại không chi vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa khi cho trẻ ăn có thể điều tiết lượng thức ăn chảy ra. 

~*~

Tác dụng của nước cơm

Trong nước cơm có rất nhiều vitamin B, B2, PP và một số ít chất dinh dưỡng như đường, chất béo. Nước cơm lại có vị hơi ngọt có lợi cho khí huyết, dưỡng âm, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Do vậy bẹn có thể dùng nước cơm để pha sữa cho trẻ ăn. 

~*~

Cách cho trẻ ăn nước quýt

Trẻ ra đời sau một tháng,mối ngày cần cho trẻ uống thêm một lần nước hoa quả tươi hoặc nước rau để tăng thêm lượng vitamin. Để giúp trẻ bổ sung lượng vitamin, bạn chọn quýt to không hạt, dùng kim đã rửa sạch qua nước sôi khêu một đầu múi quýt rồi cho trẻ mút. Trẻ mút một lúc lại bóp múi quýt cho nước chảy ra. Cần chú ý quýt và tay phải thật sạch để vô trùng cho trẻ. 

~*~

Cách cho trẻ ăn táo

Bạn giằm nhuyễn táo, đun nóng cho trẻ hoặcc người bệnh ăn cũng rất tốt, vì đây là đồ ăn có lợi cho tiêu hoá. 

~*~

Cách thay tã cho trẻ trong mùa đông

Mùa đông, khi thay tã hoặc quần áo cho trẻ bạn nên dùng máy sấy tóc sấy cho quần áo nóng lên ( không nóng quá ) rồi thay cho trẻ, như vậy tránh cho trẻ khỏi bị cảm. 

~*~

Cách cắt tóc cho trẻ

Bạn nên dúng máy cạo râu điện để cắt tóc cho trẻ, như vậy vừa vệ sinh lại vừa an toàn. Ngoài ra cắt tóc ở nhà làm bé không sợ sệt, còn có thể vừa cắt lại vừa chơi, rất tiện lợi. 

~*~

Cách chống nước vào mắt bé khi tắm

Để khi tắm bé mà không làm chô bé cay mắt lấy bất cứ loại kem thoa mắt nào thoa dài theo lông mi và lông mày của bé, kem làm cho xà phòng không chảy vào mắt bé. 

~*~

Cách chữa lở da trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh thường rất non, khi trẻ đái ướt, không thay tã lót kịp thời,mông và lưng sẽ bị lở loét nhất là vào mùa hè. Ngoài việc thường xuyên thay tã lót cho bé bạn nên bôi một ít dầu hạt cải, bôi trong 2 – 3 ngày sẽ khỏi. 

~*~

Mẹo nhỏ chữa trẻ hay bị khóc đêm

Cách : Dùng cây trúc đùi gà, chặt lấy 3 đoạn khoảng m20, đặt lén ở chỗ trẻ ngủ mà không cho ai biết như vậy trẻ sẽ hết khóc đêm Cách 2: Dùng hạt bìm bìm khoảng đồng cân ( 3,75g ), tán nhỏ, hoà với nước bôi vào rốn của trẻ. Cách 3: Người mẹ dùng nhúm lá trà tươi,loại nhỏ lá, rửa sạch, nhai nhuyễn tự tay dặt vào rốn của trẻ, lấy băng cuốn lại trẻ sẽ dứt được chứng khóc đêm. 

~*~

Cách chữa trẻ bị chạm vía

Chạm vía là chứng trẻ sơ sinh bị người lạ thình lình vào phòng hay người nhà đi xa về chưa tắm rửa, áo quần còn đẫm mồ hôi mà vào phòng bế trẻ, hoặc có vật lạ nào ở trong phòng bé, trẻ chợt sinh ấm mình, trằn trọc không yên, khóc ngằn ngặt…. Gặp trường hợp này, người mẹ hãy dùng vỏ cây mận và lá trầu không, rửa sạch, gộp chung bỏ vào miệng nhai cho ra nước, lấy nước đó sát khắp người trẻ, nếu trẻ bị chạm vía thật thì mọc lông xoăn rồi khỏi. 

~*~

Cách chữa trẻ bị ọc sữa

Cách : Dùng ngũ bội tử 30g, cam thảo 20g. lấy một nửa ngũ bội tử để sống, một nửa nướng chín. Tất cả tán thành bột cho vào lọ đậy nắp kín. Mỗi lần dùng 2g bột này với nước cơm hoặc nước cháo mà chiêu thuốc, cho uống ngày 2 lần. Cách 2: Dùng nửa cái tai hồng ( còn gọi là thị đế ) rửa sạch mài với nước chín thành nước sền sệt, rồi hoà với một thìa cà phê sữa mẹ cho bé uống. Mỗi ngày uông 2 lần, uống liên tục cho đến khi hết ọc sữa thì thôi. Chú ý: không nên cho trẻ bú quá no, sau khi bú nên bế một lát khi nào trẻ ợ mới đặt nằm xuống. 

~*~

Chữa trẻ bị táo bón

Cách : Dùng 20g cam thảo nam, 8g chỉ xác. Đổ xăm xắp nước chưng cách thuỷ 5 phút, lấy ra để còn ấm ấm cho trẻ uống. trẻ tuổi trở xuống uống từ – 2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2 đến 3 tuổi uống 2 đến 3 thìa cà phê, nagỳ uống 2 đến 3 lần. 

~*~

Chữa trẻ bị ỉa chảy

Bệnh ỉa chay thường hay gặp ở trẻ em nhỏ tuổi. Trẻ em phải thôi bú hoặc không được nuôi bằng sữa mẹ thường hay mắc bệnh này và thường nặng hơn. Có nhiều nguyên nhânn gây bệnh ỉa chảy. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để chữa cho trẻ. Cách : 20g mã đề, 5g cát căn, 0g nhọ nồi. Các thuốc rửa sạch, cho vào ấm đổ vào một bát nước sắc còn nửa bát, gạn lấy phần trong, chia làm 2 phần cho trẻ uống vào lúc nóng hoặc lúc hơi đói. Cách 2: 4g búp chè xanh hoặc chè khô, 2g gừng nướng, 4g hạt cau khô, 4g lá tre xanh, 6g cây và rễ mã đề, 4g búp ổi. Các vị trên rửa sạch bỏ vào ấm, đổ 2 bát nước , sắc còn nửa bát, chia uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày hết một thang. Cách 3: 0g che khô, 0g búp ổi, 0 nụ sim. Cả ba thứ sao thơm bỏ vào ấm trà, đổ ngập nước sôi, hãm như pha chè, rồi rót cho trẻ uống. Mỗi lần thìa canh, ngày uống 3 lần. 

~*~

Chữa trẻ bị chốc đầu

Dùng một lượng rau sam lớn, cho vào nồi to, nấu thật đặc, lấy nước ấy cô thành cao bôi lên chỗ chốc, hoặc lấy rau sam đốt thành tro hoà với mỡ heo bôi cũng khỏi. 

~*~

Chữa trẻ bị nước vào tai

Lấy ngay một nắm lá bạc hà, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai của trẻ, sẽ rất hiệu nghiệm. 

~*~

Chữa trẻ lâu mọc răng

Lấy cạnh lá cây mía cà nhẹ trên nướu răng trẻ, trẻ sẽ mọc răng. 

~*~

Chữa trẻ miệng bị cam lở

Trẻ bị chứng cam lở, miệng sưng loét bú không được làm cho trẻ đau mà la khóc. Nhưng có cách chữa vô cùng hiệu quầm giản tiện: Lấy vỏ mía, đót cháy, tán nhỏ rắc vào là khỏi. 

~*~

Chữa cho trẻ chậm mọc tóc

Hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn bôi lên đầu. 

~*~

Chữa trẻ mọc đầu đanh.

Đầu trẻ nổi nhọt bằng hạt đậu, chân nhọt đỏ tía, nhức nhối khó chịu khiến trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, quấy khóc, đó là đầu đanh. Hãy lấy một bát gạo tẻ để nguyên không vo, cho vào nồi nấu như cơm. Đợi cơm sôi, bọt nước dâng lên nắp nồi lấy nước bôi lên nhọt, nhọt sẽ mau xẹp. 

~*~

Chữa trẻ bị ghẻ lở

Nếu trẻ phát ghẻ, lở loét, lấy lá sung non, rửa sạch, giã nát, xát vào chỗ bị lở loét thì vết thương sẽ khô, đóng vẩy và nhanh khỏi. Nếu là bé trai thì nên ngắt lá sung vào buổi sớm mai.Ở phần cây hướng về phía đông, nếu là nữ thì ngắt lá sung vào buổ chiều tà ở phần thân cây hướng về phía tây. 

~*~

Chữa trẻ bị hóc xương cá

Lấy một tép tỏi, bóc vỏ ngoài nhét tỏi vào mũi trẻ, xương cá sẽ ra ngay. Hoặc kiếm hột trám mài với nước, khi hơi đặc cho trẻ uống cũng rất kiến hiệu. 

~*~

Chữa trẻ bị hóc xương

Lấy một nắm lá phèn đen, rửa sạch, vò với nước sôi lắng trong, cho trẻ ngậm. Kiếm một nắm rễ cây đậu ván, rửa sạch thái mỏng giã nhỏ hoà với nước muối, vắt lấy nước cốt cho trẻ ngậm nuốt vào từ từ. Lấy lá thàm làm ( lá đuôi tôm ), rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ ngậm , bã đắp vào chỗ bị nuốt đau. Nếu cổ sưng không nuốt được, thì lấy lá hẹ rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước cốt rỏ vào cổ họng trẻ vài giọt, sau đó cho trẻ ngậm nước cốt lá thàm làm. 
Lưu ý trong trường hợp này, nếu xương quá to, hay mắc sâu vào cổ quá thì không nên dùng phương pháp này mà phỉa đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu bằng các phương pháp hiện đại. 

~*~

Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ

Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, rất dễ lây và có thể gây thành dịch trong suốt mùa đông xuân. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em trên 2 tuổi và thanh niên. Bệnh lan truyền rất nhanh qua đường hô hấp và theo giọt nước bọt. Có thể chữa cho trẻ bằng cách sau: Lấy lá na, lá gấc, lá cà độc dược, mỗi thứ một nắm rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào chỗ sưng. Giã đậu xanh nhỏ, cho thêm ít nước vào vừa sền sệt, dàn mỏng đắp vào chỗ sưng ngày một lần. 

~*~

Trị chứng trẻ lên sởi

Trẻ bị mắc bệnh sởi, lấy rau diếp cá sao sơ, sắc cho uống thì tiệt nọc, không thể tái phát. 

~*~

Chữa trị tưa lưỡi ở trẻ

Trẻ bị tưa lưỡi, lấy lá rau ngót ( lượng vừa đủ dùng ) rửa thật kỹ, giã nhuyễn, dùng vải sạch bọc, lấy nước cốt rồi thấm vào bông, chà nhẹ lênlưỡi và vòm miệng trẻ, chỗ tưa trắng. Cách này rất tốt chỉ cầcn thoa và ba lần là khỏi. 

~*~

Chữa trẻ bị chảy máu cam

Do trong người quá nóng,trẻ bị chảy máu cam,dùng một vài nắm rau má, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hoà vào một ly nước đun sôi để nguội, cho thêm chút đường cho trẻ uống. Đặt trẻ nằm ngửa, đắp phần bã lên trán. Cho trẻ uống như vậy ngày vài ba lần, uống liền trong 2-3 ngày, sau đó mỗi tuần cho trẻ uống – 2 lần sẽ dứt hẳn chứng chảy máu cam vặt 

~*~

Chữa trẻ biếng ăn, còm cõi

Trẻ biếng ăn, còm cõi lại hay đi tiêu sống phân. Lấy nắm to rễ cây rau má, rửa sạch phơi cho ráo nước, sao lên tán thành bột, nấu chung với bột gạo hoặc trộn với cháo cho trẻ ăn rất tốt. 

~*~

Trẻ mới sinh ra không nên cho bú ngay

Đứa trẻ khi vừa mới sinh ra không nên cho bú ngay, trước khi trẻ bú phải cho uống thử nước đường, nếu không có hiện tượng gì xảy ra mới cho con bú. Bởi trong dạ dày của trẻ vừa sinh ra thường có nước ối trong tử cung của mẹ chảy vào. Nếu sản phụ cho bú ngay thì làm cho trẻ bị nghẹt thở. Vì vậy các bà mẹ lưu ý sinh con vài giờ đồng hồ thì cho con uống vài thìa nước đường. Khi cho tret uống phỉa theo dõi xem trẻ có nuốt đều dặn hay không. Nếu thấy tình hình đứa trẻ an toàn tuyệt đối thì có thể cho trẻ bú mẹ. Làm như vậy vừa đảm bảo thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh của mẹ lại an toàn cho bé. Để đảm bảo đầy đủ sữa nuôi con thì sau khi đứa trẻ ra đời từ 6 – 0 tiếng đồng hồ là có thể cho trẻ bú sữa. Người mẹ cho con bú sớm thì có thể kích thích tử cung co lại, coólợi cho việc phục hồi tử cung. 

~*~

Những trường hợp cấm kị trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ là rất quý, có nhiều chất dinh dưỡng, rất dễ hấp thụ cho trẻ nhỏ, sữa mẹ có hàm lượng men giúp cho việc tiêu hoá và cung cấp một số lớn chất đề kháng bệnh tật… Tuy nhiên những trường hợp sau không nên cho bú sữa mẹ: Những người mẹ bị bệnh lao phổi, bệnh viêm gan, kiết lị, bệnh thương hàn, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm thận mãn tính và bệnh ung thư. Những người mẹ bị bệnh phiền muộn, bệnh thần kinh phân liệt nặng Những người mẹ đẻ con ra bị bệnh đươmg huyêt hoặc bị bệnh trong nước tiểu có benzen xeto. 

~*~

Trẻ mới sinh không nên sử dụng chăn nhiệt điện quá lâu

Chăn nhiệt điện tốc độ tăng nhiệt rất nhanh và nhiệt độ cũng tương đối cao. Trẻ mới sinh ra phải cho trẻ sử dụng đúng cách nếu không gây cho trẻ hiện tượng mất nước, khô người, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Để tránh hiện tượng này trước khi trẻ ngủ nên cắm chăn điện cho nóng trước rồi mới dặt trẻ vào, sau khi trẻ đã ngủ say thì rút điện ra. 

~*~

Không nên cho trẻ sơ sinh ngậm đầu vú cao su

Đứa trẻ trong thời kì ấu nhi là lúc răng sữa của bé phát triển. Nếu cứ để cho bé ngậm đầu vú cao su liên tục sẽ làm cho sự phát triển của răng không tốt, dễ làm răng biến dạng. Làm cho không khỉ có thể chui vào đờng ruột của bé gây trướng bụng, làm cho bé có cảm giác khó chịu. 

~*~

Khi nấu cháo cho trẻ không nên cho sữa bò

Nhiều người thường hay cho thêm sữa bò vào cháo của trẻ tưởng rằng như vậy là tăng thêm chất dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên kêt quả đạt được lại không như mong muốn.Qua kết quả thực nghiệm cho thấy khi sữa bò vào vào cháo thì phần lớn vitamin A bị mất, cháo nóng ở nhiệt độ khác nhau thì lượng vitamin A cũng hao tổn khác nhau, Vitaminh A không thể hoà với tinh bột. 

~*~

Cho trẻ bú theo giờ giấc nhất định

Nếu cứ cho trẻ bú vô điều độ thì một ngày trẻ được bú rất nhiều lần xong chẳng lần nào được bú no vì lúc nào bụng cứ lưng lửng chưa đói. Cứ tiếp diễn như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Để tăng cường sự hấp thụ dinh dưỡng và diều tiết hệ thống đường tiêu hoá của trẻ nên cho trẻ bú đúng giờ quy định. Ban đêm trẻ ngủ nhiều nên khoảng cách bé bú cunbgx ít hơn ban ngày, ban đêm cho trẻ bú 2 lần là đủ. Các bà mẹ nên có thói quen cho con bú theo giờ, vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, vừa đảm bảo cho con. 

~*~

Không nên cho bé uống sữa khi đói

Sữa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chúng có tác dụng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ nếu trẻ được uống sữa thường xuyên. Tuy nhiên không phải lúc nào bé đói cũng cho bé uống sữa ngay. Uống sữa cũng phải căn cứ vào thời gian thích ứng thì mới phát huy hết tác dụng. Khi trẻ đói mà cho uống sữa thì sữa chẳng khác nào nước lọc vì thời gian sữa lưu lại trong dạ dày là rất ngắn, không đủ cho cơ thể hấp thụ. 

~*~

Không nên cho trẻ sơ sinh uống nước cam thảo

Một số vùng nông thôn có phong tục là khi trẻ mới sinh được – 2 ngày thì cho uống nước cam tảh mà không cho bú sữa mẹ. Họ cho rằng như thế sẽ giúp trẻ giải hết các chất độc có trong cơ thể. Tuy nhiên phong tục đó rât có hại cho trẻ, bởi trẻ mới sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém. Trẻ uống chát nước cam tahỏ vào sẽ xảy ra huyết áp cao và ứ đọng trong dịch thể. Vì vậy trẻ mới sinh không nên nuôi bằng nước cam thảo mà phải cho con bú bằng sữa mẹ. 

~*~

Những điều nên biết khi cai sữa cho trẻ


Nếu cai sữa đúng thời hạn thì rất có lợi cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ đén thời kỳ cai sữa lạiốm, hay có thể lực yếu hoặc do thời tiết quá nóng, quá lạnh thì không nên cai sữa cho trẻ. 

~*~

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng

Thành phần dinh dưỡng trong trứng rất phong phú, trong đó có chất protein kháng chất sinh tố, chất này có thể trực tiếp kết hợp với sinh tố tạo nên bệnh thiếu sinh tố, biểu hiện của bệnh này là tóc rụng, da mặt trắng bệch, thèm ngủ…Do đó không nên cho trẻ ăn trứng nhiều. 

~*~

Trẻ nhỏ không nên ăn rau chân vịt

Trong rau chân vịt có một chất cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nếu thường xuyên cho trẻ ăn rau chân vịt thì làm cho trẻ bị thiếu canxi, như vậy sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ, gây ra hiện tượng không bình thường như gù lưng, bệnh pakison. Vì vậy không nên cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt. 

~*~

Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều mì chính

Mì chính khi vào cơ thể kết hợp với nguyên tố kẽm của máu tạo thành axit kẽm, chất này tan ra nước rồi theo đường bài tiết ra ngoài, do đó mà làm cho cơ thể thiếu một lượng kẽm lớn. Chất kẽm này rất cần thiết cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ nhỏ có biểu hiện như vị giác không nhạy, khẩu vị kém.Nếu cho trẻ nhỏ ăn mì chính thờng xuyên sẽ làm cho trí lực giảm và để lại hậu quả không tốt cho sự phát triển của trẻ. Phụ nữ cho con bú cũng không nên ăn mì chính nhiều. 

~*~

Dư thừa dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến trí tuệ của trẻ

Đối với trẻ từ 7 – 8 tuổi,trong giai đoạn này, nếu dư thừa dinh dưỡng sẽ khiến các tế bào miễn dịch phát triển quá sớm dẫn đến khả năng miễn dịch của tế bào trong cơ thể thời kì sau giảm đi rõ rệt. Thực tế cho thấy hiện nay tỉ lệ béo phì ở trẻ tăng rất nhanh, do đó mà các bậc cha mẹ cần phải chú ý đến tình trạng này. Nếu không được quan tâm đúng mức thì sau khi trưởng thành thể chất và trí tuệ của trẻ dư thừa chất dinh dưỡng sẽ giảm đi rõ rệt. 

~*~

Không nên gối đầu cao cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất yếu, xương cốt lại mềm, khi trẻ nằm phải đặt trẻ nằm cho thẳng, gối đầu cho trẻ không cao và cũng không thấp quá.Lúc này đứa trẻ là một đương thẳng, đặt bé nằm ngửa thì lưng và ngực bé cùng trên một mặt phẳng. Ngoài ra ta thấy đầu của trẻ sơ sinh thường to hơn so với thân, nếu ta gối đầu cho trẻ thấp quá thì sinh ra hiện tượng trẻ hay bị trớ nhất là trẻ vừa bú no. Còn nếu gối đầu cho trẻ quá cao thì ảnh hưởng đến sự hô hấp của trẻ vì mới sinh cổ rất ngắn. Cho trẻ mới sinh chỉ gối đầu cao khoảng 3 – 4 cm, không nên cho gối cao quá hay thấp quá mà ảnh hưởng không tốt cho trẻ. 

~*~

Không nên cho trẻ ngậm đầu vú mẹ khi ngủ

Cho trẻ ngậm vú để ngủ là một điều cấm kị, điều này không những làm hư trẻ mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trẻ lỗ mũi còn nhỏ hẹp, khi ngủ chúng thở cả mũi và miệng, nếu bé ngậm đầu vú mẹ thì cản trở cho việc thở bằng miệng của bé. Vì khi ngủ vú của người mẹ có thể che kín cả mũi lẫn miệng của bé. Có trường hợp bé đã bị ngạt thở do bầu vú che cả mũi lẫn miệng của bé. Vì vậy tránh không cho bé ngậm đầu vú để tránh nguy hại cho bé và không gây nứt nẻ đầu vú. 

~*~

Không nên cho trẻ uống nước ngọt thay cho nước lọc

Nước chúng ta uống hàng ngày là loại nước đã được đun sôi còn gọi là nước lọc. Nước này có tính chất đặc biệt rất dễ ngấm qua các tế bào mô, thúc đẩy việc thay thế các chất mới tăng thêm lượng hồng cầu cho máu, giúp miễn dịch một cách tốt hơn. Còn đối với các loại nước ngọt thì trong nước có nhiều đường, chất điện giải và chất màu hợp thành, những chất này không có lợi cho da dày còn ảnh hưởng đến tiêu hoá và khẩu vị của trẻ, ngoài ra nó còn làm tổn hại đến chức năng thận. Cho nên khi trẻ đòi uống nước thì hãy cho trẻ uống nước lọc. 

~*~

Trẻ nhỏ không nên uống côca côla

Cô cac là một loại nước uống được nhiều ngời ưa thích nhưng đối với trẻ nhỏ thì không thích hợp. Bởi vì trong mỗi chai côca có chứa từ 50 – 80mg caphêin, mà chất này là một loại chất này kích thích hệ thần kinh trung ương. Nếu sử dụng một loại chât gây kích thích hệ thần kinh trung ương. Nếu sử dụng một lượng lớn côca thì sẽ gây nên chứng nóng nảy, thở nhanh, tim đập dồn dập, tai ù, mắt hoa. Người lớn do thể lực khoẻ thì việc bài tiết caphêin nhanh nên uống côca vào thì không có phản ứng gì xấu, còn trẻ nhỏ thì thể trạng yếu lại khá mẫn cảm với caphêin nên dễ bị trúng độc. Do đó, không nên cho trẻ uống côca côla 

~*~

Trẻ em không nên ăn nhiều thức ăn đóng hộp

Ăn nhiều đồ hộp không có lợi cho trẻ nhỏ bởi trong đồ hộp thường cho thêm một loại thuốc nhất định vào như chất màu, hương liệu. Tất cả những loại thuốc này đều nguy hại đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện,công năng giải độc của gan còn kém. Nếu chất độc này ngấm vào cơ thể của trẻ nhỏ nhiều quá trình định lượng cho phép thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. 

~*~

Khi trẻ ngủ không nên cho trẻ ngậm kẹo

Đây là một nguyên nhân quan trọng làm tổn hại đến sự phát triển răng lợi của trẻ nhỏ. Khi ngủ, sự bài tiết nước bọt trong miệng căn bản bị đình chỉ, mà nước bọt được tiết ra có tác dụng làm giảm sự giảm sự phát triển của vi khuẩn đối với thức ăn còn bám lại trong miệng. Khi trẻ đã ngủ mà trong miệng còn ngậm kẹo hay thức ăn gì đó thì đây là cơ hội cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nảy nở. Đồng thời, nó sản sinh ra hàng loạt chất làm ảnh hưởng đến răng như sâu răng, hỏng men răng hay một số bệnh về răng lợi khác.Vì vậy khi trẻ ngủ không nên cho trẻ ngậm kẹo. 

~*~

Dầu gan cá không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ

Dầu gan cá là một loại thuốc được dùng rôngj rãi trong nhân dân. Trong dầu gan cá có một loại chất dinh dưỡng bổ vitamin A và D cho trẻ bị thiếu Kali. Nếu cơ thể của trẻ hấp thụ nhiều vitamin A và D thì sẽ gây cho trẻ ngộ độc mạn tính. 

~*~

Trẻ nhỏ không nên lạm dụng thuốc bổ

Nhiều bậc cha mẹ do quá yêu quý con tẩm bổ cho con rất nhiều thức ăn ngon lại còn mua các loại thuốc bổ quý cho con uống mong muốn cho con được khoẻ mạnh. Nhưng hầu hất họ không hiểu được sau khi cho con uống thuốc bổ lại làm cho sức khoẻ của trẻ bị yếu đi. Những đứa trẻ có cơ thể phát triển bình thường sau khi uống nhiều thuốc bổ sẽ xảy ra các hiệntượng như sau: chảy máu cam, táo bón, miệng khô, lưỡi đắng… Nếu cha mẹ không biết mà lại tăng thuốc bổ cho con uống thì sẽ vô tình cản trở sự phát triển của trẻ.Vì vậy là thuốc bổ cũng không được tuỳ tiện, nếu trẻ cần thuốc bổ thì phải làm theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. 

~*~

Không cho trẻ uống nước đường khi bị tiêu chảy

Bạn nên biết rằng đường và nước quả là hai thứ có tác dụng nhuận tràng. Đường kích thích sự lên men nhanh hơn, vi khuẩn lợi dụng chất men của đường mà hoạt động amnhj hơn dẫn đến việc đi ngoài tăng lên. Vì vậy, khi trẻ em bị đi ngoài nhiều lần dẫn đến việc đi ngoài tằng lên. Vì vậy, khi trẻ bị đi ngoài nhiều có biểu hiện mất nước thì phải cho trẻ uống thuốc bổ pha với nước sôi. Ngoài ra có thể cho trẻ uống nước pha theo tỷ lệ nước + đường + muố, cho trẻ uống nước này rất tốt cho cơ thể. 

~*~

Không cho trẻ nhỏ ăn nhiều chất tanh

Thức ăn tanh có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều thì cũng không tốt. Vì như vậy trẻ sẽ không tiêu hoá kịp, thức ăn sẽ lưu lại trong dạ dày. Lặp đi lặplại hiện tượng này sẽ làm thay đổi quá trình tiêu hoá của dạ dày, làm cho khả năng tiêu hoá của dạ dày bị giảm thấp. Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị lượng thức ăn dư thừa này gây đầy bụng làm cho trẻ chán ăn. Vì vậy các bậc cha mẹ phải đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ lượng rau xanh giúp trẻ có thêm dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hoá của trẻ và hấp thụ thức ăn một cách dễ dàng. 

~*~

Thức ăn nướng không tốt cho sức khoẻ của trẻ

Thức ăn nướng không nên cho trẻ ăn nhiều và ăn thường xuyên. Bởi thức ăn nướng không được vệ sinh, khi thức ăn nướng được đặt trên than củi thì bị khói, bụi bám vào rồi một số những chhát độc gây ung thư từ than củi. Khi ăn những loịa thức ăn này vào cơ thể thì chất độc sẽ theo vào máu gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó hãy ăn ít đồ nướng và đặc biệt đối với trẻ nhỏ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ nướng 

~*~

Cho trẻ ăn no quá là điều bất lợi

Trẻ nhỏ thể lực yếu, bộ máy tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sự hấp thụ thức ăn chậm chạp, cơ năng tiêu hoá yếu. Nếu bắt trẻ ăn no quá thì lợng thức ăn không tiêu hoá hết sẽ ứ đọng trong dạ dày và ruột làm cho trẻ đày bụng, ợ chua… sẽ gây nên rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá no mà cần cho ăn hợp lí, đủ chất mà cơ thể cần. 

~*~

Thức ăn của trẻ không nên quá mặn

Thức ăn của trẻ không nên mặn quá. Bởi nếu nhạt quá cũng không tốt cho trẻ mà mặn quá thì làm tổn hại đến thận và kéo theo nhiều bệnh nan giải khác Trẻ đang trong thời gian hoàn chỉnh cơ thẻ nếu cho trẻ ăn mặn quá thì thành phần Natri trong muối nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến buồng thận, trong khi khả năng bài tiết của thận còn kém. Khoa học còn chứng minh ngời ăn nhiều muối sẽ mắc bệnh cao huyết áp. Do đó bạn không nên cho trẻ ăn quá mặn. 

~*~

Trẻ em nên hạn chế ăn bầu dục và gan

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy trong gan và bầu dục động vật hàm lượng chất độc và các chất hoá học lại nhiều hơn gấp mấy lần trong thịt. Vì vậy, bạn nên hạn chế không cho trẻ ăn nhiều gan và bầu dục. 

~*~

Kẹo sôcôla không tốt cho cơ thể của trẻ

Thành phần chủ yếu của kẹo sôcôla là đường, mỡ. Hai chất này đều không tốt cho cơ thể của trẻ, nếu trẻ ăn nhiều kẹo có đường thì luôn tạo cho trẻ cảm giác no, đầy bụng, làm cho trẻ chán ăn. Trong sôcôla có chất kích thích thânh kinh trẻ làm cho trẻ ngủ không yên giấc, khó ngủ hoặc ngủ ít. Vì vậy, hãy hạn chế không cho trẻ ăn nhiều kẹo sôcôla. 

~*~

Trước khi đi ngủ không nên cho trẻ ăn

Khi cảm thấy buồn ngủ chính là lúc thần king đại não mêt mỏi. Chức năng tiêu hoá dạ dày và ruột giảm. Nếu thức ăn vào trong cơ thể lúc này thì bắt buộc dạ dày phải làm việc nhiều. Nếu thường xuyên ăn trước khi đi ngủ sẽ gây rối loạn bộ phận tiêu hoá, nhất là trẻ em vì hệ thống tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện. 

~*~

Tránh cho trẻ cười nhiều cười to

Người lớn không nên đùa quá làm cho trẻ cười nhiều, cười to. Điều đó có hại cho sức khoẻ của trẻ. Bởi khi tiếng cười phát ra liên tiếp sẽ làm cho trẻ không hít thở được, lànm thiếu ôxy, làm cho sự tuần hoàn máu chậm chạp, làm cho não thiếu máu, tổn thương đến đại não.Nó còn gây ra hiện tợngnói lắp ở trẻ, bệnh viêm phổi. 

~*~

Trẻ sơ sinh không nên cho ăn muối

Trẻ sơ sinh chỉ cần bú sữa mẹ và thỉnh thoảng cho bú tí sữa là đủ. Một số sản phụ không có sữa phải thay thế sữa mẹ bằng sữa bò. Sữa bò nóng nên gây táo bón cho trẻ, một số người chữa táo bón cho trẻ bằng cách cho trẻ uống mật ong và nước muối. Cách này chữa táo bón nhưng muối gây phù thũng cho trẻ. Trẻ sơ sinh, buồng thận chưa phát triển hoàn thiện, chức năng bài tiết nước tiểu còn kém, lỗ thoát nước tiểu của trẻ rất nhỏ. Vì vậy trẻ sơ sinh ăn muối thì thânh không có khả năng bài tiết ra ngoài, chất muối tồn đọng trong cơ thể sẽ dẫn đén tình trạng phù thũng. 

~*~

Khi trẻ uống thuốc không nên bịt mũi chúng

Trẻ con rất sợ uống thuốc nên khi thấy chuẩn bị phỉa uống thuốc là chúng mím chặt miệng lại.Có người dùng cách bịt mũi lại để trẻ khóc khi đó miệng há ra rồi anhnh chóng đổ thuốc vào miệng. Làm như vậy hết sức nguy hiểm. Vì như thế làm cho thuốc ssọc vào khí quản, thậm trí còn làm cho trẻ nghẹt thở, làm cho trẻ bị sặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tử vong. Đối với trẻ bị viêm phổi mà bị sặc thì càng làm cho bệnh trở nên nặng hơn. 

~*~

Khi trẻ lên sởi không nên kiêng khem

Trẻ em sau khi lên sởi tình trạng sức khoẻ kém trong thời gian mắc bệnh cơ thể đã tiêu hao rất nhiều chất dinh dưỡng mà nó tích luỹ được. Nếu sau khi lên sởi mà lại kiêng khem sợ độc thì làm cho trẻ thiếu vitamin A nghiêm trọng. Trẻ thiếu vitamian A sẽ làm cho niêm mạc mắt bị giảm, nhãn cầu khô, giác mạc bị cứng hoá, mềm hoá hoặc mưng mủ, cuối cùng là mù mắt. Vì vậy trong thời giab trẻ lên sởi, tuyệt đối không nên kiêng kị một cách thiếu khoa học mà phải cho trẻ ăn đủ chất dễ tiêu hoá. 

~*~

Không nên cho trẻ ăn cơm nhai

Cách này làm mất vệ sinh. Dù miệng người lớn có sạch đến đâu cũng vẫn có vi khuẩn. Khi họ nhai cơm đút cho trẻ ăn thì những vi khuẩn này theo cơm truyền vào cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của trẻ rất yếu nên trẻ rất dễ bị mắc bệnh. Đặc biệt là những bà mẹ mắc bệnh lao phổi hay viêm gan. Tôt nhất nên ninh nhừ, nghiền nát rồi dùng thìa con để bón cho trẻ tuyệt đối không nên nhai rồi đút cơm cho trẻ. 

~*~

Không nên đeo đồ trang sức cho trẻ

Trẻ em hoàn toàn không thích hợp với đồ trang sức, bởi: Thứ nhất là da của trẻ khá mỏng, mềm khi đeo nhẫn, dây chuyền, hoa tai… lúc trẻ chơi đùa hay vận động nhiều dễ bị cọ xát gây cho da bị viêm nhiễm hay mưng mủ. Thứ hai là trẻ rất hiếu động, khi chơi chúng có thể làm rơi, dặc biệt là trẻ nhỏ sẽ ngậm chúng trong mồm không cẩn thận có thể bị nuốt xuống rất nguy hiểm Thứ ba trẻ đang trong thời kì phát triển cơ bắp và xương to lên rất nhanh. Nếu như trẻ đeo nhẫn, vòng quá chặt thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu, cản trở quá trình cung cấp chất dinh dưỡng sẽ bất lợi cho việc phát triển cơ bắp xương của trẻ. 

~*~

Trẻ nhỏ không nên dùng quạt máy quá lâu

Trẻ em thường hay ra nhiều mồ hôi, nhiều người sợ con nóng bức nên mở quạt máy cho gió thổi trực tiếp vào trẻ, thậm trí họ còn để trong một thời gian quá lâu. Làm như vậy vô cùng có hại. Quạt mát có tốc độ nhanh, nguồn gió mạnh nhưng bộ phận mát lại có hại. Những chỗ không được gió thổi vào mồ hôi bay đi rất chậm, việc toát mồ hôi bị nhiễu loạn làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của toàn thân nên dễ xảy ra bệnh tật. Cho trẻ nằm quạt máy quá lâu sẽ làm cho trẻ mệt mỏi không linh hoạt. Đặc biệt là trẻ đang ra mồ hôi hay vừa tắm xong thì không cho trẻ ngồi quạt máy. Nếu có dùng chỉ dùng tốc độ thật nhỏ. 

~*~

Trẻ em không nên mặc nhiều quần áo.

Mùa đông nhiều ông bố bà mẹ sợ con bị lạnh nên đùm dúm không biết bao nhiêu quàn áo cho con. Không nên làm như vậy bởi con trẻ thường hỉếu động, nếu mặc nhiều quần áo quá chúng hoạt động làm toát mồ hôi nhiều. Khi ngủ mặc nhiều quần áo và đắp chăn ấm thì làm cho trẻ thiếu không khí và mồ hôi ra nhiều làm cho trẻ bị mất nước ảnh hưởng đến thần kinh ,làm tổn thương não.Vì vậy không nên mặc quá ấm cho trẻ. 

~*~

Cấm kị ngủ trùm đầu

Mùa đông lạnh nhiều người lớn có thói quen ngủ trùm đầu nhưng đối với trẻ con đó là điều cấm kị. Nếu làm như vậy sẽ làm cho trẻ thiếu không khí, tổn thương não, nếu nhẹ thì để lạimột số những di chứng, nếu nặng có thể làm cho trẻ bị chết do ngạt thở. Ảnh hưởng lớn đến màng não, dặc biệt là tổ chức não mềm đi và hoại tử. 

~*~

Không nên cho trẻ xem truyền hình nhiều

Nhiều người do bận công việc nên đã bật tivi để cho trẻ xem để chúng có thể ngồi yên còn cha mẹ thì tranh thủ làm việc. Điều này mang lại sự bất lợi cho trẻ nhỏ. Đặc tính của trẻ trước tuổi đi học là tư duy phân tích kém nhưngkhả năng bắt chước khá tốt. Nếu thường xuyên cho trẻ xem truyền hình hay cho trẻ chơi điện tử sẽ khiến cho trẻ chỉ thích xem những chương trình trên truyền hình àm lại thờ ơ với những hoạt động xung quanh. Từ đó dẫn đến tính cách trẻ trở nên trầm tư, cô quạnh và nghiêm trọng hơn là làm cho trẻ có hiện tượng tâm lí bất thường. Do đó, không nên cho trẻ xem truyền hình nhiều ảnh hưởng đến tâm lí trẻ. 

~*~

Không nên cho trẻ đi giầy da

Chân trẻ đang trong giai đoạn phát triển, xương còn yếu, cơ còn mềm, nếu cho trẻ đi giầy da quá sớm sẽ làm cho chân trẻ bị dị hình, vì giầy da có độ cứng cao làm ảnh hưởng đến dây thần kinh ở chân của trẻ, gây sưng chân, đau chân… Vì vậy không nên cho trẻ đi giầy da. 

~*~

Đồ chơi có tiếng ồn làm hại chức năng thính giác của trẻ

Các nhà khoa học cho rằng đồ chơi có tiếng ồn làm hại chức năng thính giác của trẻ. Những đồ chơi có thể phát tiếng kêu kể cả những con thú chút chít bằng cao su ũng có thể làm cho trẻ mất khả năng thính giác. Vì vậy, không nên cho trẻ chơi những loại đồ chơi có tiêng ồn.

Bạn nên đọc
Quảng cáo