- Trang chủ
- > Sách
- > Khởi nghiệp
- > Mô hình Coworking và sự trỗi dậy của thế hệ trẻ thích xê dịch
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Mô hình Coworking và sự trỗi dậy của thế hệ trẻ thích xê dịch
- Tác giả:
- Thể loại: Khởi nghiệp
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Hiện nay, có rất nhiều người theo đuổi những công việc chuyên môn không nhất thiết phải làm việc trong một văn phòng bí bách với khung thời gian cố định mà thay vào đó, họ có thể lang thang khắp thành phố vừa tiêu tiền, vừa kiếm tiền.
Từ xưa tới nay chuyện đến công ty vào 9h sáng và trở về nhà vào 5h chiều đã trở thành thói quen và lịch trình của dân công sở trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, và đặc biệt là “internet xuất hiện ở khắp mọi nơi” như hiện nay, có rất nhiều người theo đuổi những công việc chuyên môn không nhất thiết phải làm việc trong một văn phòng bí bách với khung thời gian cố định mà thay vào đó, họ có thể lang thang khắp thành phố, vừa tiêu tiền, vừa kiếm tiền. Đây là phương thức làm việc mới xuất hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều người trẻ tuổi muốn được làm việc tự do trong không gian mà họ ưa thích.
Những người thuộc nhóm này không chỉ đơn thuần là “lao động không chính thức”. Họ giống như những cư dân tự do thế hệ mới có thể điều hoà giữa chất lượng cuộc sống và công việc với những điều kiện lao động linh hoạt hơn. Họ là những người lao động chính thống và cũng là những người chiến thắng khi có thể tự tin lựa chọn cho mình một cuộc sống tự do chứ không phải là kẻ thất bại như nhiều người lầm tưởng.
Bản thân xã hội hiện nay cũng có cái nhìn cởi mở hơn với hình thức làm việc này. Ví dụ điển hình là sự nổi lên của những mô hình coworking (làm việc chung) nhằm giúp những đối tượng lao động kể trên có không gian làm việc ưng ý.
Được nhắc đến trong cuốn Tương lai nghề nghiệp của tôi của tác giả Kim Rando, Ren được miêu tả như ví dụ điển hình nhất của thế hệ nhân công thích-xê-dịch tại Nhật Bản .
Một ngày làm việc của Ren khá khác biệt. Anh thường ra khỏi nhà từ sáng sớm, đến ngay cửa hàng phục vụ đồ ăn nhanh để giải quyết bữa sáng và bắt tay vào lịch trình dày đặc của mình.
Việc đầu tiên là kiểm tra hòm thư điện tử, Ren nhận công việc qua e-mail và ngay lập tức tiến hành nhiệm vụ của buổi sáng.
Đến trưa, khi cửa hàng đồ ăn nhanh trở nên đông đúc, Ren tìm đến những cửa hàng tiện lợi bớt ồn ào hơn. Ren thường ăn cơm hộp tại những cửa hàng tiện lợi như vậy sau đó đi dạo trên phố để đầu óc được thư giãn, nhưng cũng có lúc, Ren tiếp tục suy nghĩ về các ý tưởng công việc ngay trong giờ nghỉ trưa.
Đến chiều, Ren thường tìm cho mình chỗ ngồi trong một quàn cà phê nào đó để tiếp tục làm việc hay đọc sách. Ren trao đổi công việc qua email và thực hiện các cuộc hội ý hay thảo luận công việc qua điện thoại di động do đó hầu như không có lý do gì để phải gặp gỡ trực tiếp người khác. Dẫu vậy, chàng thanh niên này không thấy cô đơn bởi anh cảm thấy tự do và hoàn toàn thoải mái với cuộc sống của mình. Anh cho rằng đó là một lựa chọn sáng suốt để có thể vừa làm việc, vừa tận hưởng cuộc sống.
Một trong những địa điểm làm việc ưa thích của Ren cùng những nhân công xê dịch như anh tại Nhật Bản là The Terminal ở Tokyo.
Đây là nơi được trang bị máy tính và các trang thiết bị văn phòng khác đáp ứng đầy đủ tiện nghi của một không gian làm việc, dành cho tất cả những ai có nhu cầu tới đây làm việc và được coi là “không gian làm việc chung”. Nhìn qua The Terminal không khác những văn phòng làm việc bình thường là mấy nhưng thực chất, có mặt tại đây đều là những nhân công xê dịch có thể thay đổi vị trí của mình bất cứ lúc nào.
Khi được hỏi, hầu hết những người có mặt tại đây đều cho rằng ưu điểm lớn nhất cuả hình thức làm việc mới lạ này là được tự mình quản lý thời gian một cách hợp lý. So với việc luôn phải sống trong cảnh tuân thủ theo đúng khung giờ đi làm và tan sở đã được định sẵn của một công ty thì những người này tin tưởng chắc chắn rằng họ đạt hiệu quả công việc vượt trội hơn hẳn khi được tự quản lý quỹ thời gian của mình.
Kohei, một nhà thiết kế tự do cho biết: “Khi làm việc tại một công ty, ngày nào bạn cũng phải tới sở vào lúc 9 giờ sáng và tan sở lúc 5 giờ chiều. Thế nhưng, có một sự thật là không phải ý tưởng lúc nào cũng nảy ra trong đầu bạn trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày”.
Không chỉ Nhật Bản, một số nước châu Âu mà điển hình là Anh cũng đã triển khai rộng rãi mô hình co-working. Trong khi tại Nhật Bản chỉ có dịch vụ cho thuê không gian làm việc đơn thuần thì những trung tâm coworking tại Anh hơi khác một chút. Tại đây, các nhân công xê dịch không chỉ sử dụng chung một không gian làm việc mà còn được cung cấp kèm theo cả phần cứng lẫn phần mềm để trao đổi thông tin và hợp tác trong công việc. Do đó, họ không làm việc riêng lẻ mà cùng cộng tác với những nhân công xê dịch khác.
Tại Việt Nam hiện hình thức coworking cũng đang dần du nhập với sự xuất hiện của một số coworking lớn gồm Toong (Hà Nội), Hub.IT (Hà Nội) hay Work Saigon. Những địa điểm này được kỳ vọng sẽ trợ giúp đắc lực cho giới trẻ Việt Nam, khuyến khích họ tự do làm những việc mình ưa thích.