- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Một thân hủ hoại, 9 đời suy bại: Người gặp khốn cùng, thân nhân đoạn tuyệt
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Một thân hủ hoại, 9 đời suy bại: Người gặp khốn cùng, thân nhân đoạn tuyệt
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Trong cuộc sống thường nhật, thỉnh thoảng chúng ta lại nghe được vài câu tục ngữ, đặc biệt là khi giao tiếp với những người lớn tuổi. Nhiều câu tục ngữ không chỉ hữu dụng, mà còn mang rất nhiều nội hàm.
Với một số người mà nói, có lẽ họ cho rằng những câu tục ngữ này tầm thường thô tục, không có chứa nội hàm văn hóa. Tuy nhiên, thực ra nhiều câu tục ngữ không chỉ hữu dụng, mà còn mang rất nhiều nội hàm, ẩn chứa trong đó là rất nhiều đạo lý và tri thức, đều là những thứ chúng ta không thể học được từ sách vở.
Đó là những kinh nghiệm mà người xưa tích lũy được từ trong chính cuộc sống, có thể nói ý nghĩa được bao hàm trong một số câu tục ngữ không hề thua kém trong sách vở. Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao những câu tục ngữ không bị mai một, mà được truyền từ đời này sang đời khác.
Rất nhiều câu tục ngữ thường xuyên được mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trong quá trình lưu truyền, các câu tục ngữ lại được mang thêm nhiều tầng hàm ý ở các phương diện khác nhau, mà những hàm ý đạo lý này, có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục, chỉ điểm cho thế hệ sau.
Hôm nay xin giới thiệu cho mọi người một câu tục ngữ được người xưa truyền lại: “Nhất thân hoại, cửu đại bại; nhân yếu cùng, đoạn lục thân”. Tạm dịch: Một thân hủ hoại, 9 đời suy bại; Người gặp khốn cùng, thân nhân đoạn tuyệt. Vậy câu nói này có hàm ý ra sao?
Nhất thân hoại, cửu đại bại
Chúng ta cùng nhau giải nghĩa vế trước: “Nhất thân hoại, cửu đại bại”. Câu nói này muốn nhấn mạnh đến tính quan trọng của phẩm hạnh người vợ. Thời xưa, gia tộc nào cũng coi trọng việc truyền thừa huyết mạch, rất nhiều người phụ nữ vừa mười mấy tuổi bị gả đi làm dâu sinh con đẻ cái.
Trong quan niệm truyền thống, đàn ông là chủ cột của một gia đình, có quyền nắm giữ mọi thứ trong nhà. Nói thì như vậy, nhưng là một người phụ nữ, vai trò và ảnh hưởng trong việc sinh con đẻ cái của họ trong gia đình lại không hề thấp.
Chuyện khác thì không nhắc đến, nhưng người phụ nữ có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ sau hơn so với người đàn ông. Một đứa trẻ từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành, đâu đâu cũng có thể thấy được sự ảnh hưởng của người mẹ.
Vì thế là một người mẹ, sẽ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến giá trị quan niệm và sự “nhào nặn” nhân sinh quan sau này của trẻ.
Với đàn ông mà nói, nếu lấy được một người vợ đức hạnh vẹn toàn, là có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cả gia đình. Bởi vì cô ấy có thể quán xuyến gia đình đâu ra đấy, không chỉ hiếu thuận bề trên, yêu thương bề dưới, mà còn có thể dung hòa mối quan hệ trong nội bộ gia đình.
Nhưng nếu lấy phải một người phụ nữ phẩm hạnh hay tính cách đều không tốt, vậy thì bầu không khí trong gia đình cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Đương nhiên mỗi một thành viên trong gia đình đều có những ảnh hưởng riêng nhất định, nhưng là một người vợ, một người mẹ, một người con dâu, cô ấy sẽ có tác động lớn đến nhiều phương diện hơn trong toàn bộ gia đình.
Có lẽ sẽ có người cảm thấy câu nói “nhất thân hoại, cửu đại bại” có chút khoa trương, nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh của người xưa dành cho thế hệ sau. Lấy một người vợ như thế nào, có vai trò rất quan trọng.
Nhân yếu cùng, đoạn lục thân
Giảng giải xong vế trước, chúng ta tiếp tục tìm hiểu vế sau: “Nhân yếu cùng, đoạn lục thân”.
Tục ngữ nói: “Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi, giàu nơi núi thẳm lắm người thăm”. Sự giàu – nghèo của một người, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mà còn ảnh hưởng đến thái độ của người thân họ hàng khi đối đãi với họ.
Nếu như một người trở nên nghèo khó, vậy thì mối quan hệ với bạn bè thân thích trước kia rất dễ bị phai nhạt, thậm chí rất có thể đến lúc già chết đi cũng không có giao lưu qua lại.
Còn “lục thân” cụ thể là thuộc phạm vi nào? Người xưa không kết luận một cách rõ ràng, có người cho rằng đó là cha mẹ vợ con, anh chị em. Có người lại cảm thấy là bà ngoại, hay anh chị em họ mới đúng. Lại có người nói đó là mẹ kế, anh chị em… tóm lại là mỗi người một ý.
Tuy nhiên dù nói thế nào đi chăng nữa, nếu một người trở nên nghèo khó, thì sẽ cảm nhận được rất rõ nét và sâu sắc tình người lạnh nhạt hay ấm nồng.
“Nhân yếu cùng, đoạn lục thân”, câu nói này nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng lại thể hiện nhân tính phổ biến trong xã hội.