• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Muốn biết hậu quả việc làm tổn thương người khác hãy đọc câu chuyện 2 quả táo này
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Muốn biết hậu quả việc làm tổn thương người khác hãy đọc câu chuyện 2 quả táo này

Muốn biết hậu quả việc làm tổn thương người khác hãy đọc câu chuyện 2 quả táo này

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
2 trái táo có vẻ bên ngoài như nhau, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết bên trong nó tổn thương và đau đớn thế nào. Hãy cùng theo dõi câu chuyện sau đây.

Hôm nay trong một tiết học, tôi cho các em học sinh xem 2 quả táo (tụi nhỏ không biết đâu, nhưng trước khi vào lớp tôi đã liên tục thả một quả rơi xuống nền nhà, cả hai quả táo trông đều ngon như nhau nên chẳng ai biết có một quả bị dập). Chúng tôi bàn luận về quả táo, các em nói rằng hai quả táo trông đều ngon, đỏ mọng và có vẻ sẽ ngọt.
 
Tôi cầm quả táo mình đã ném xuống sàn nhà trước đó lên, và bắt đầu nói với lũ trẻ rằng tôi không thích quả táo này ra sao, tôi thấy nó kinh tởm như nào, màu sắc của nó thật ảm đạm và cuống táo lại ngắn nữa. Tôi bảo bọn trẻ rằng tôi không thích nó, nên các em cũng đừng thích nó. Chúng ta hãy nói xấu nó đi!
 
Một vài em nhìn tôi như thể tôi bị điên, nhưng trái táo đã được chuyền tay theo vòng tròn và bị nói xấu kiểu: “Cậu hôi quá táo”, “Tui chả biết tại sao cậu lại tồn tại luôn đó”, “Ai biết được bên trong cậu có sâu hay không”...
 
Chúng tôi đã xúc phạm quả táo đó dữ lắm, thậm chí tôi bắt đầu thấy tội nghiệp nó.
 
Sau đó tôi cho chuyền quả táo còn lại theo vòng tròn, và mọi người đều khen ngợi nó:” Cậu là một trái táo dễ cưng nạ”, “Vỏ của cậu đẹp ghê”, “Màu của cậu thiệt xuất sắc nha!”.
 
Tôi thu lại 2 quả táo, và chúng tôi lại nói về sự giống nhau và khác nhau giữa hai quả táo. Vẫn chẳng có sự khác biệt nào, hai quả táo trông y như nhau.
 
Rồi tôi cắt đôi 2 quả táo đó ra. Phần thịt bên trong của quả táo được chúng tôi ca tụng rất đẹp, mọng nước và ngon lành.
 
Quả táo bị chúng tôi chê bai thì héo và bầm dập hết cả.
 
Tôi nghĩ bọn trẻ đã lập tức hiểu ra. Các em đã nhận ra rằng, những vết bầm dập, héo úa, rạn nứt bên trong quả táo chính là những gì diễn ra trong nội tâm mỗi người chúng ta khi chúng ta bị ai đó xúc phạm bằng lời nói hay hành động.
 
Khi người ta bị bắt nạt, nhất là trẻ em, họ sẽ cảm thấy rất khổ sở trong lòng và đôi khi họ không nói ra hay thể hiện cho bất kì ai biết cảm xúc của họ. Nếu chúng ta không cắt đôi quả táo ra, chúng ta sẽ không bao giờ biết họ đã đau đớn thế nào khi gánh chịu sự tổn thương chúng ta gây ra cho họ.
 
Tôi chia sẻ kinh nghiệm của chính mình về việc bị người khác nói nặng vào tuần trước. Ngoài mặt tôi vẫn ổn, tôi vẫn cười nói bình thường. Nhưng trong lòng tôi rất buồn bã vì bị xúc phạm.
 
Không giống như quả táo, chúng ta có khả năng ngăn chặn việc này xảy ra. Chúng ta có thể dạy lũ trẻ rằng việc nói nặng người khác là không được phép, rằng người khác sẽ cảm thấy như thế nào khi bị nói như thế. Chúng ta có thể dạy lũ trẻ cách đứng lên bảo vệ người khác và dừng ngay việc bắt nạt lại, như một cô bé học sinh của tôi hôm nay đã từ chối nói xấu quả táo.
 
Những nỗi đau và vết sẹo tinh thần sẽ ngày càng gia tăng nếu không ai làm gì để ngăn chặn việc thóa mạ người khác. Hãy tạo nên một thế hệ trẻ em tử tế, bao dung và biết quan tâm đến mọi người.
 
Ngôn từ không đâm ta chảy máu, nhưng nó sẽ nghiền nát trái tim ta. Nên xin hãy cẩn trọng với những gì bạn nói ra.
Bạn nên đọc
Quảng cáo