- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Muốn hạnh phúc: Sống nên thuật tùy duyên, không cưỡng cầu
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Muốn hạnh phúc: Sống nên thuật tùy duyên, không cưỡng cầu
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Cuộc đời này, tất thảy mọi sự đều tùy duyên. Mình chỉ có thể vạch ra con đường của bản thân, ai muốn song hành cùng một đoạn hay muốn bước chung cả đời, là tùy ý họ. Không cưỡng cầu thì đời sẽ vui.
1. Tiền tài, vật chất, danh vọng... hóa hư không
Những điều trên tuy rất cần thiết đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, một khi chết đi, chúng ta chẳng mang được gì theo. Cố gắng để đạt được, "trèo" cao rồi cũng khiến chúng ta suy nghĩ nhiều, rồi ganh đua, rồi đấu đá nhau.
Hãy cứ bình thản, bản thân mình cố gắng phấn đấu theo đúng bản chất của cuộc sống. Đừng quá đè nặng vấn đề ấy rồi đặt ra tiêu chí quá cao, đến một lúc không đạt được thì cảm thấy chùn bước, thất vọng.
2. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn đi tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài mà quên mất rằng đó là cái mà ai cũng có thể đạt được, chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
3. Tức giận là cục than hồng bạn ném vào người khác, kẻ bị bỏng đầu tiên đương nhiên chính là bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường bảo: “Giận quá mất khôn”. Điều đó rất đúng. Hãy dành 10, 15 rồi 30 phút để tịnh tâm cho cơn giận trôi qua. Cuộc đời này, không phải lúc nào bạn cũng có thể chuộc lỗi được đâu, vì vậy hãy bớt nóng tính đi, càng bớt càng tốt.
4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta nên tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình.
Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy!
5.Thay thế đố kỵ bằng ngưỡng mộ
Còn đố kỵ thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn.
Đố kỵ chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kỵ con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.
6. Suy nghĩ sẽ tạo nên nhân cách con người bạn
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta sẽ như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó.
Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Nhờ đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ mình gặp phải trong cuộc sống thành những niềm vui.
7. Tùy duyên
Như nhà sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên. Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng.
Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.
8. Nhân từ với tất cả mọi người
Bài học sâu sắc cuối cùng chính là để mọi thứ trôi đi theo "dòng chảy" của nó, sự nhân từ sẽ làm bản thân chúng ta thảnh thản, sống tốt hơn.
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, người đời thường có câu "yêu trẻ - trẻ đến nhà, yêu già - già để phúc cho"; đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo, ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.