• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Muốn thành công bạn phải biết luật chơi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Muốn thành công bạn phải biết luật chơi

Muốn thành công bạn phải biết luật chơi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, bạn phải tập làm quen dần với điều đó. Có thể kết quả bạn nhận được chưa tương xứng với những nỗ lực, nhưng nếu bạn ngừng cố gắng, mọi thứ sẽ quay trở lại con số 0.

Có lẽ không ít lần bạn đã than vãn, oán trách cuộc sống này thật bất công. Đôi khi bạn cố gắng thật nhiều nhưng kết quả lại không được như mong muốn. Trong khi nhiều người khác lại dễ dàng có được mọi thứ với lí do rất đơn giản: Xuất phát điểm của họ cao hơn bạn.
 
Thất vọng, buồn bực, đôi lúc bạn có thể đổ lỗi cho những thứ bạn không thể thay đổi, chọn lựa như xuất thân, gia cảnh hay những khó khăn trong cuộc đời. Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến bản thân bạn và những người xung quanh thêm căng thẳng, mệt mỏi mà không giải quyết được vấn đề gì.
 
Bạn cần hiểu rằng, cuộc sống vốn không công bằng nhưng luôn có những sự lựa chọn. Mạnh mẽ để chiến thắng hay mãi là kẻ thất bại kêu đời bất công, đó là lựa chọn của bạn. Trong khi bình đẳng là đối xử với tất cả mọi người như nhau thì công bằng đem lại cho mọi người những gì họ cần để thành công. Bạn cần phải là người hiểu "luật chơi" để nếu muốn đạt được mục tiêu của mình:
 

Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng

 
Bạn không thể thách thức một kiện tướng cờ vua thi đấu một vận động viên leo núi. Cuộc thi có vẻ bình đẳng khi cả hai phải đấu tranh khi leo lên cùng một quả núi nhưng rõ thật không công bằng khi các vận động viên có lợi thế nhiều hơn về sức bền vật lý trong khi kiện tướng cờ vua nọ giỏi sử dụng mưu trí và tính toán hơn.
 
Công bằng – Bình đẳng, hai khái niệm này thường bị đánh tráo và nhầm lẫn, thường được sử dụng thay thế cho nhau trong khi ý nghĩa thực sự của chúng lại có phần khác biệt. Bởi thế, đừng nên so sánh điểm mạnh của bạn với điểm yếu của người khác và ngược lại. Cũng không nên đòi hỏi một người phải giỏi như bạn ở một lĩnh vực không thuộc chuyên môn của họ.
 

Không thể có sự công bằng, bình đẳng tuyệt đối trong xã hội

 
Xã hội này vốn dĩ không công bằng, cũng khó có thể bình đẳng tuyệt đối. Mỗi người cần có những hỗ trợ khác nhau và quan trọng hơn và tự bản thân nỗ lực, phấn đấu nếu muốn giành được vị trí nào đó trong cuộc sống này.
 
Trong nhiều trường hợp, đối xử với một người một cách bình đẳng còn bị coi là không công bằng. Điều này cũng từng được Karl Marx ủng hộ bằng luận điểm ngụ ý rằng “mỗi người có một nhu cầu khác nhau, tùy thuộc vào khả năng khác nhau để phát triển”.
 
Cho dù mọi người có đồng tâm tạo ra một xã hội công bằng lý tưởng thì đó vẫn là điều không thể. Không phải là không thể cung cấp một sự khởi đầu bình đẳng mà bởi vì việc có một khởi đầu bình đẳng không chắc sẽ đem lại một kết quả bình đẳng. Mặt khác, buộc tất cả mọi người phải theo cái khuôn bình đẳng sẽ tạo ra một sự bất mãn trong xã hội.
 
Mỗi người có một năng lực, ý chí khác nhau. Phần thưởng sẽ dành cho những người dành công sức để cố gắng, nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, bạn càng phải cố gắng, nỗ lực hơn họ gấp nhiều lần. Đừng lãng phí thời gian than vãn đời bất công, trong lúc bạn than vãn có rất nhiều người đang cật lực làm việc để bỏ xa bạn. Lúc quay đầu nhìn lại, bạn chỉ có thể thấy chính mình và những lời than vãn kéo dài mà thôi.
 

Sự công bằng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển con người

Lấy ví dụ vô cùng thực tế là trong một nhà máy sản xuất, bình đẳng nghĩa là tất cả mọi công nhân được trả như nhau bất kể sản lượng chênh lệch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ có việc cho nhân công thôi việc bởi chất lượng công việc không đáp ứng.
 
Nếu hệ thống này được áp dụng, tất cả sẽ mất hứng thú với công việc vì không nhận được sự đánh giá xác đáng, kéo theo đó là sự ì trệ của công ty. Hệ thống này trái ngược hoàn toàn với một hệ thống đánh giá công bằng, nơi mỗi người được trả lương theo năng lực thực tế.
 
Mark Sheshkin, một nhà khoa học nhận thức tại Đại học Yale chỉ ra rằng mặc dù khẩu hiệu cho bình đẳng thống trị các phương tiện truyền thông xã hội và khắp các đất nước thì hầu hết mọi người vẫn đánh giá cao một chút bất bình đẳng, “chúng ta khao khát sự bất bình đẳng công bằng, chứ không phải là bình đẳng bất công”.
 
Chỉ khi người ta nhận được kết quả xứng đáng, "công bằng" với những gì đã bỏ ra, họ mới có động lực để tiếp tục tiến lên phía trước.
 
Tạm kết: Sự thật là, cuộc đời vốn là một trò chơi phức tạp và chẳng mấy dễ chịu. Chỉ người chơi nào đọc kỹ, hiểu đúng luật chơi mới có thể vượt lên trước. Thế những chẳng mấy ai đủ kiên nhẫn để thấm nhuần những điều tưởng như rất hiển nhiên đó.
 
Hầu hết chúng ta đều dành quá nhiều thời gian để vẽ nên cuộc sống trong mơ mà chẳng kịp nhìn xem thế giới thực quanh mình chuyển biến thế nào. Vì thế, hãy ngừng than vãn về sự bất công, đối mặt với thực tế mới là chìa khóa để thay đổi cuộc đời bạn.
Bạn nên đọc
Quảng cáo