- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Nghịch lý cuộc sống
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Nghịch lý cuộc sống
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Có những mâu thuẫn nằm trong chính bản thân chúng ta, những nghịch lý vẫn tồn tại giữa cuộc sống và trở thành một phần cuộc sống. Nhận thức rõ những nghịch lý ấy khiến bạn tránh khỏi những muộn phiền và có cách ứng xử với cuộc đời một cách tươi vui hơn.
1. Càng có nhiều lựa chọn, càng khó hài lòng. Đây gọi là nghịch lí của sự lựa chọn. Người ta nghiên cứu thấy rằng, càng có nhiều lựa chọn, thì ta càng ít hài lòng với mỗi lựa chọn. Lí do là khi có nhiều lựa chọn, thì chi phí cơ hội của mỗi lựa chọn càng lớn (nói dễ hiểu nghĩa là ta có cảm giác phải từ bỏ nhiều lựa chọn khác cũng hấp dẫn không kém), thế nên chọn cách nào cũng không vui.
2. Bạn càng ghét một tính cách nào đó của người khác, thì càng có nghĩa là bạn đang chối bỏ tính cách ấy bên trong mình. Nhà tâm lí học Carl Jung tin rằng tính cách của người khác làm bạn khó chịu chỉ đơn giản là hình ảnh phản chiếu của tính cách bản thân mà bạn đang chối bỏ mà thôi. Freud gọi nó là “sự phản chiếu.” Ví dụ, một người cảm thấy thiếu an toàn vì cân nặng của bạn thân thường sẽ gọi người khác là “mập.” Một người cảm thấy bất an vì túi tiền sẽ phê phán cách dùng tiền và kiếm tiền của người khác.
3. Bạn càng cố gây ấn tượng với ai, họ càng ít ấn tượng với bạn. Không ai thích nhây hết.
4. Càng sợ chết, càng khó tận hưởng cuộc sống. Tôi rất thích câu này: “Cuộc đời tỉ lệ với sự dũng cảm của mỗi người.”
5. Càng học nhiều, càng thấy mình biết ít. Đây là ý của Socrates. Mỗi lần hiểu biết thêm điều gì, thì tư duy ta lại tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
6. Càng kết nối, càng cô đơn. Tuy ta càng ngày càng giao tiếp thường xuyên, nhưng nhiều nhà khoa học khám phá ra rằng con người ta ngày càng cảm thấy cô đơn và buồn khổ trong xã hội hiện đại mấy chục năm gần đây.
7. Càng cố làm điều gì, điều ấy càng khó đạt. Khi ta nghĩ rằng một việc gì đó là khó làm, thì trong vô thức ta làm nó khó hơn. Ví dụ, mấy năm trời tôi nghĩ bắt chuyện với người lạ là một việc bất thường và khó khăn. Kết quả là tôi bỏ rất nhiều thời gian lên chiến lược và nghiên cứu kế hoạch bắt chuyện với người lạ. Tôi không biết rằng tôi chỉ cần chào một tiếng và hỏi vài câu thông thường là đã có 90% bắt chuyện thành công. Nhưng vì tôi nghĩ rằng nó khó, nên tôi đã làm mọi thứ khó khăn hơn rất nhiều.
8. Thứ gì càng nhiều, bạn càng ít muốn có. Con người rất hay bị thiên kiến khan hiếm (scarcity bias). Trong vô thức, ta cho rằng những thứ khan hiếm mới có giá trị, còn thứ gì đầy rẫy thì lại không. Sự thật không phải như vậy (hãy nghĩ đến không khí đi, rất nhiều, nhưng rất có giá trị, không tin bạn cứ thử nín thở).
.
9. Càng thành thật về lỗi lầm của mình, người ta càng nghĩ bạn hoàn hảo. Bạn càng thoải mái với việc mình không phải là người giỏi giang, vĩ đại, thì người khác lại càng nghĩ bạn chắc là thần thánh phương nào!
10. Càng cố tranh cãi, càng khó thuyết phục. Vấn đề là đa số luận điểm về bản chất đều cảm tính. Khi tranh cãi, nghĩa là nền tảng giá trị hay nhận thức của một người nào đó đang bị xâm phạm. Logic chỉ dùng để đánh giá những thứ nằm ngoài niềm tin mà thôi. Người ta thường không thay đổi quan điểm về niềm tin của mình vì người đối diện nói rất khách quan hay logic. Để thực sự tranh luận, tất cả các bên phải thực lòng bỏ cái tôi sang một bên và chỉ làm việc với dữ liệu trên bàn. Rất khó xảy ra chuyện này, nhất là đối với những người hay chém gió trên mạng.
Bài viết hay có thể bạn muốn xem:
- Lời Khổng Tử và Nghịch lý cuộc đời