- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > Ngủ hay thức?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Ngủ hay thức?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Trí thức tức có trí và có thức, tức có thức thời và hành động để tạo ra thành tựu. Còn cái gì cũng biết mà hem có chịu làm, hem có cơ ngơi thành tựu gì, thì gọi là trí ngủ.
Trong mấy chục năm ngắn ngủi trên trái đất, có người đã tạo ra những thành tựu và được nhân loại nhớ mãi. Có người một đời tham sân si, giành giật cho lắm nhưng khi chết đi thì cũng vô danh. Cái mộ (mả) to cỡ nào, đám ma to cỡ nào thì cũng chỉ có tác dụng sĩ diện cho người sống, vì đối người chết, ngừng thở nghĩa là hết. Những năm sống trên trái đất, ai cũng không thể vượt qua mức 100 năm sống tỉnh táo và được việc, người ta phải làm ở mức maximum, tạo ra thành tựu để giúp đỡ người khác, hoặc ít ra, không làm phiền người khác vì sự có mặt của mình trên trái đất.
Giáo dục phổ thông ở Đức có khái niệm khá hay gọi là khai phóng, liberal arts, tức tìm ra năng lực cao nhất của một đứa trẻ và làm bệ phóng đẩy nó đi. Ví dụ đứa bé này giỏi về tennis, thì cho tập luyện nhiều để thành Nadal, giỏi Piano thì tập luyện để thành Lang Lang, giỏi STEM (toán, khoa học...) thì hướng học kỹ sư, hàn lâm. Đại loại vậy.
Từ lớp 1, các bạn đều có giờ học reading, tức đọc sách, lớp nhỏ thì cô thầy đọc cho nghe, lớn thì các bạn đọc nhau nghe. Trong các bài đọc, chủ yếu là về các nhân vật nổi tiếng thế giới thì đọc đi đọc lại mãi. Lớp nhỏ thì đọc sơ lược, lớp lớn thì đọc chi tiết.
Các bạn được tiếp nhận quan niệm và cách nhìn của các nhân vật tạo ra lịch sử và các vĩ nhân, để các bạn có tư duy lớn, ước mơ lớn. Những đứa trẻ hôm nay sẽ là lãnh đạo (leaders, khoảng 5-10%) hay người thường (followers, 90-95%) trong tương lai. Trong lĩnh vực kinh tế, những leaders này là quản lý, là ông chủ, là những người tạo việc làm và thu nhập cho các followers. Giáo dục để tăng tỷ lệ leaders luôn là mục tiêu của các quốc gia hiện nay để giảm thất nghiệp, tạo sự thịnh vượng cho xã hội.
Những xã hội có tỷ lệ leaders cao như Đức, Israel, Qatar, UAE, Nhật, Hàn, Đài, Singapore....luôn thiếu lao động phổ thông, thiếu followers và họ phải thuê các nước khác làm. Lượng followers thì nhiều vô kể, không lo thiếu hụt, nhất là các nước dân số đông. Chúng ta thấy người Hàn ở Việt Nam khoảng 100,000 người, cũng tương đương người Việt đang ở Hàn. Nhưng địa vị của họ khác nhau, người Hàn ở VN thường làm quản lý các công ty Hàn, hoặc làm chủ nhà hàng, bar, salon tóc, sân golf....thậm chí chủ quán bán cháo lòng như ở Phú Mỹ Hưng. Còn người Việt ở Hàn chủ yếu là cô dâu và công nhân xuất khẩu lao động. Cái này là thực tế, vì đặc trưng gene dân tộc họ là khai phá và du mục, còn mình là lúa nước làng xã. Chưa kể là giáo dục Hàn hiện nay, cùng hệ với giáo dục Nhật và Đức, đã tạo ra tỷ lệ leaders nhiều. Họ dám đối diện với rủi ro tự kinh doanh hơn là chờ được phát lương "ổn định". Ba hãng hàng không 5 sao nổi tiếng thế giới là Qatar Airways, Emirates và Etihads Airways đều là của các nước tiểu vương quốc Ả Rập. Ở các nước này, hầu như ai cũng làm leaders (về kinh tế) nên ngoài chiếc máy bay họ mua chứ phi công tiếp viên, nhân viên mặt đất cũng toàn người lao động nhập cư. Các bạn nếu đi châu Âu, nên một lần thử trung chuyển ở Doha hay Dubai sẽ biết rõ điều này.
Vậy giáo dục ra sao để có leader? Leader thường là tố chất, thống kê có khoảng 1/2, tức 50% người có khả năng làm leaders khi sinh ra. Nhưng giáo dục ở gia đình và nhà trường mấy ngàn năm nay, ở mọi quốc gia, cứ bắt mọi đứa trẻ học một chương trình giống nhau, bắt chăm ngoan vở sạch chữ đẹp, bắt làm bài văn mẫu và học thuộc công thức toán, bắt mặc đồng phục, bắt không được suy nghĩ khác đáp án của thầy cô, ở nhà không được làm khác "gia phong lễ giáo", "phép vua lệ làng", hành xử nên theo đám đông kẻo bị chế nhạo chê cười,....khiến tỷ lệ leaders (cá tính, sáng tạo) giảm dần xuống, tỷ lệ followers (đám đông bình thường) tăng lên. Giáo dục đúng là phải tìm ra tinh hoa (elite), tạo cảm hứng cho họ, cho phép họ khác biệt để trở thành leaders, để tạo ra các Samsung, Hyundai, LG, Toyota, Sony, Bosch, Mercedes, Bayer....chứ không nên hướng dẫn tinh hoa cách viết CV (hồ sơ xin việc) hay profile cho thật đẹp (phạm vi bài viết nói về lĩnh vực kinh tế, còn tinh hoa các lĩnh vực khác nữa). Leader và boss không có CV hay profile vì họ không có nhu cầu xin việc.
Các trường ĐH kinh tế hay kinh doanh, dù nổi tiếng nhất nhì thế giới như Harvard Business School, cũng chỉ có thể đào tạo quản lý (manager) mà thôi, không thể đào tạo ra lãnh đạo hay ông chủ (leader hay boss). Vì leaders hay boss, họ sẽ tự đào tạo khi được tạo cảm hứng và chỉ rõ đích đến. Ví dụ nói có mỏ vàng ở bên kia quả núi, cách một cánh rừng và con sông, leaders hay boss, họ sẽ tự chặt cây quánh thú để tạo con đường riêng để băng qua núi, tự đóng bè hay bơi để qua sông, để tới đích. Còn với followers, thì họ chỉ đi trên con đường ai đó đã mở sẵn. Giành nhau chen chúc dẫn tới tắc đường kẹt xe. Chớ bắt họ khai phá vì khả năng kiến tạo không có.
Đọc lại 2 lần bài này nếu bạn có tố chất leaders, bạn sẽ hiểu và có nhận thức khác, làm khác hôm qua. Trí thức tức có trí và có thức, tức có thức thời và hành động để tạo ra thành tựu. Còn cái gì cũng biết mà hem có chịu làm, hem có cơ ngơi thành tựu gì, thì gọi là trí ngủ.
Bạn nên đọc
-
Vẽ ra 3 vòng tròn này, bạn có thể tìm thấy định nghĩa cho cuộc đời của chính mình
-
Lý thuyết 4 bếp lò: Sống là phải biết chấp nhận đánh đổi
-
Nguyên tắc giao tiếp quan trọng nhưng có tới 99% chúng ta bỏ quên
-
Nghệ thuật tranh luận ai ai cũng phải biết: Đừng bao giờ cố chứng minh đối phương sai
-
13 thói quen gây lãng phí thời gian nhất, điều thứ 9 ai cũng có
Quảng cáo