• Trang chủ
  • > Sách
  • > Cuộc sống
  • > Ngủ ngon dậy sớm với công thức 10-3-2-1-0 cưc kì đơn giản
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Ngủ ngon dậy sớm với công thức 10-3-2-1-0 cưc kì đơn giản

Ngủ ngon dậy sớm với công thức 10-3-2-1-0 cưc kì đơn giản

  • Tác giả:
  • Thể loại: Cuộc sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Công thức này cực giản đơn nhưng là chìa khóa giúp bạn luôn có 1 giấc ngủ ngon và buổi sáng tràn đầy năng lượng...

Huấn luyện viên thể dục Craig Ballantyne mới đây chia sẻ về bí kíp ăn uống lành mạnh và để có giấc ngủ luôn ngon giấc.
 
Ông đã đúc kết và đưa ra công thức "10-3-2-1-0", nhờ đó có thể giúp mọi người có được giấc ngủ ngon vào ban đêm và luôn tràn đầy năng lượng vào hôm sau.
 
Craig tin rằng, để có một giấc ngủ ban đêm ngon giấc thì bạn nên chuẩn bị ngay từ buổi chiều. Và đây là 5 mốc thời điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý.
 

10 giờ trước khi đi ngủ: Không tiêu thụ caffeine

 
Đây là khoảng thời gian mà cơ thể bạn cần để loại bỏ các các chất kích thích có chứa caffeine và các loại thực phẩm nhiều đường như Coca Cola, nước tăng lực, chocolate, trà xanh...
 
Vì thế, nếu bạn có thói quen đi ngủ lúc 23h thì từ khoảng 14h, bạn không nên sử dụng bất cứ đồ uống hay thực phẩm có chứa caffeine.
 
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, caffeine kích thích sự hoạt động của các nơ-ron thần kinh và làm tim đập nhanh, tinh thần không an đinh, dễ bị mất, khó ngủ.
 

3 giờ trước khi đi ngủ: Không tiêu thụ thực phẩm hoặc uống rượu

 
Đừng ăn bất cứ thứ gì hoặc uống rượu 3 giờ trước khi ngủ. Bởi lúc này, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi thay vì phải sử dụng 1 khối năng lượng khổng lồ để tiêu hóa bữa tối muộn cũng như loại bỏ "phần tử" xấu có trong rượu.
 
Nếu ăn tối quá muộn rồi đi ngủ ngay, bạn rất dễ bị đầy bụng, cơ thể cảm thấy bí bách. Khi nằm ngủ, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, khiến bạn gây ra tình trạng khó chịu.
 
Cùng với đó, việc ăn tối muộn khiến cơ thể tập trung tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng suốt đêm, không để não, cơ quan khác tập trung hồi phục, tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau. Kết quả là bạn ngủ dậy thấy uể oải, mệt mỏi, dễ chán.
 

2 giờ trước khi đi ngủ: Không làm việc

 
Từ thời điểm này, bạn không nên nghĩ và làm việc. Bạn cần dừng tất cả hoạt động liên quan đến công việc lại, dù chỉ trong suy nghĩ - hãy để cơ thể được thư giãn.
 
Tin tôi đi, chắc chắn, bạn sẽ có đủ thời gian, tinh thần và làm chúng 1 cách tốt nhất vào ngày hôm sau.
 

1 giờ trước khi đi ngủ: Không xem TV, máy tính, smartphone

 
Ở thời điểm này, bạn buộc phải tắt tất cả các thiết bị trong nhà: không xem TV, không kiểm tra email, hay lên mạng lướt mạng xã hội Facebook, Twitter...
 
Hãy thương đôi mắt đi nào, bạn cần để chúng được nghỉ ngơi chứ! Ngoài ra, ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử sẽ khiến não bộ lầm tưởng ánh sáng Mặt trời nên ngừng sản xuất melatonin - hormone báo hiệu cơ thể đến giờ ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe khi thức dậy vào sáng hôm sau.
 

0: Đây là số lần bạn nên nhấn nút nhắc lại trên đồng hồ báo thức vào buổi sáng

 
Khi chuông đồng hồ báo thức réo vang buổi sáng, bạn hãy tắt đồng hồ báo thức và ra khỏi giường ngay lập tức. Thói quen này sẽ giúp bạn không bị mắc kẹt trong cái bẫy của những giấc ngủ ngắn ngủi 1 vài lần nữa.
 
Có thêm 10 phút nữa cũng không khiến bạn đỡ thèm ngủ hơn, thay vì đó sẽ khiến bạn cảm thấy chậm chạp, không tỉnh táo đâu đấy.
 
Do đó, hãy đứng dậy, ra khỏi giường đi ngay khi chuông báo thức réo. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ thói quen chậm chạp, trì hoãn mà khiến bạn tỉnh táo hơn nhiều.
Bạn nên đọc
Quảng cáo