• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tản mạn
  • > Ngưng ép rượu: Ông không uống nghĩa là không chân thành! Từ khi nào chuyện chân thành lại đo bằng ly
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Ngưng ép rượu: Ông không uống nghĩa là không chân thành! Từ khi nào chuyện chân thành lại đo bằng ly

Ngưng ép rượu: Ông không uống nghĩa là không chân thành! Từ khi nào chuyện chân thành lại đo bằng ly

  • Tác giả: Huyền My
  • Thể loại: Tản mạn
  • Nguồn: Theo Trí Thức Trẻ
  • Ngày cập nhật: 20/04/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
"Ông không uống nghĩa là ông khinh tôi! Từ khi nào sự khinh hay quý lại đo bằng ly rượu?", ông Hoàng Tùng - CEO Pizza Home liên tục đặt ra các câu hỏi xung quanh vấn đề ép rượu ở Việt Nam.

Theo ông Hoàng Tùng - CEO Pizza Home, bất cứ mối quan hệ hay câu chuyện nào sẽ cần phải có chất truyền dẫn. Ngày xưa thì có "Miếng trầu là đầu câu truyện". Ngày nay, bia/rượu là một chất truyền dẫn phổ biến để người Việt có nhiều không gian nói chuyện cởi mở và chân thành với nhau hơn.

Tuy nhiên, vị CEO này cũng chỉ ra những biến tướng của việc lạm dụng bia rượu trong doanh nghiệp, startup và thậm chí là dẫn tới "ép nhau".

"Ông không uống nghĩa là ông không chân thành với tôi! Từ khi nào chuyện "chân thành" lại đo bằng ly rượu? Ông không uống nghĩa là ông khinh tôi! Từ khi nào sự khinh hay quý lại đo bằng ly rượu?", CEO Hoàng Tùng liên tiếp đặt ra những câu hỏi.

Theo vị CEO này, dân nhậu có muôn vàn lý do để ép bia/rượu. Trong doanh nghiệp, startup cũng không tránh khỏi trường hợp đối tác có những phút giây quá "phấn khích" nên ép người khác uống. Tuy nhiên, nếu đã uống đến ngưỡng thì nên từ chối.

"Câu chuyện bia/rượu ngồi được với nhau đòi hỏi phải vui, nếu xảy ra tình trạng ép uổng nghĩa là sự vui đã không còn nữa. Trong trường đó, nên nói thẳng quan điểm là đã uống tới tầm và ngừng uống, vậy là xong", CEO Pizza Home khẳng định.

Ông cho rằng, vấn đề của doanh nghiệp và đối tác luôn là đem lại giá trị cho nhau và cho khách hàng. Rượu/bia có thể giải quyết phần cảm tính là làm cho nhau vui và giúp quan hệ hai bên gắn kết hơn, còn lại, nếu chẳng mang giá trị cho nhau, chẳng mang giá trị đến cho khách hàng thì nhậu nhẹt quanh năm suốt tháng cũng không giải quyết được vấn đề gì hết.

Có một cái nhìn nghiêm khắc hơn, ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Tổng GĐ VCCorp, phụ trách Khối Zamba nêu quan điểm:

"Nếu cảm thấy vui vẻ và thoải mái thì uống nhiều một chút, còn không thì chỉ nhấp môi, không nên ép nhau. Kể cả các đối tác nếu chỉ vì ly rượu ép nhau uống thì tôi cũng sẽ từ chối và cáo bận hoặc mệt để tránh.

Bởi có rất nhiều điều trong cuộc sống có thể chia sẻ và trao đổi, tạo nên không khí vui vẻ và thân thiện chứ không chỉ ly bia chén rượu. Quan điểm dùng rượu/bia để đưa đẩy công việc trong doanh nghiệp là khá lỗi thời và không nên áp dụng trong thời đại này".

Ông Tuấn khẳng định, nếu chỉ dựa vào ly bia, chén rượu, doanh nghiệp chắc chắn không thể giải quyết được vấn đề khi gặp đối tác.

"Chúng ta kiếm tiền trên bàn làm việc, chứ không phải trên bàn tiệc. Chỉ khi sự việc đã bàn thảo xong, cùng nhau đi liên hoan chúc mừng thì tuỳ khả năng uống của từng người mà uống vui vẻ, đảm bảo không ảnh hưởng đến bản thân và người khác", ông Tuấn chia sẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo