• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Người lương thiện khác với kẻ ác ở chỗ biết hổ thẹn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Người lương thiện khác với kẻ ác ở chỗ biết hổ thẹn

Người lương thiện khác với kẻ ác ở chỗ biết hổ thẹn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Người biết hổ thẹn thì có thể kiềm chế được cái tâm của mình, cảnh tỉnh bản thân để không phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
 
Có một vị tiên sinh nhớ lại quá khứ của mình, đã kể lại một câu chuyện. Năm đó, khi anh ta đang học trung học, thấy người bạn cùng bàn mua một chiếc đồng hồ thì rất ngưỡng mộ, bởi vì thời đó có thể đeo đồng hồ đã là một điều rất đặc biệt. Không lâu sau, trong lớp cũng có rất nhiều người mua đồng hồ, thế là anh ta cũng muốn mua một chiếc.
 
Cuối tuần, anh trở về nhà, lấy hết dũng khí để nói với mẹ về việc mua đồng hồ. Mẹ anh nói: “Nhà mình cháo còn không có mà ăn, lấy đâu ra tiền mà mua đồng hồ”. Điều đó khiến anh ta vô cùng thất vọng.
 
Nhưng khi cha của anh hỏi rằng mua đồng hồ làm gì, lúc này tâm hư vinh đã chiếm cứ nội tâm, anh liền nói dối cha rằng vì chuẩn bị cho kỳ thi đại học, nếu có đồng hồ thì sẽ sắp xếp được thời gian của mình, nếu không có sẽ rất bất tiện.
 
Sau khi đưa ra lý do xong thì không thấy cha nói gì, chỉ thấy cha ngồi trước cửa hút thuốc, vẻ mặt trông rất buồn. Anh ta đành rầu rĩ quay trở lại trường học.
 
Vài ngày sau, mẹ đến trường tìm anh và lấy ra một túi nhỏ. Vật trong túi nhỏ được bao bọc rất kỹ, người mẹ phải mở từng lớp từng lớp và lấy ra một chiếc đồng hồ đưa cho anh. Chiếc đồng hồ mới tinh, anh ta rất vui mừng, lập tức đeo ngay lên tay. Mẹ anh dặn phải quý trọng chiếc đồng hồ này.
 
Anh tiễn mẹ ra cổng trường và hỏi tiền đâu mà mua chiếc đồng hồ này. Người mẹ buồn rầu nói: “Cha con đi bán máu lấy tiền mua đồng hồ cho con đấy!”. Anh lập tức thấy nghẹn ngào, cái đồng hồ này được đánh đổi bằng máu của cha mình mới có được.
 
Anh cảm thấy rất tội lỗi và tự trách mình, vì cái gọi là hư danh mà anh đã buộc người cha phải đổi bằng máu. Sau khi mẹ đi, anh liền hỏi các bạn học của mình xem có ai muốn mua chiếc đồng hồ này không, anh bán với giá gốc. Mọi người hỏi tại sao không đeo mà bán làm gì? Anh không muốn nói sự tình cho ai biết, bạn anh không ai tin, cứ cho rằng đồng hồ đeo tay có vấn đề gì đó, nên không ai muốn mua nó.
 
Không còn cách nào khác, anh đành tìm thầy giáo chủ nhiệm trình bày hết mọi chuyện cho thầy, mong thầy giúp đỡ đem bán chiếc đồng hồ này. Thầy chủ nhiệm xem xét chiếc đồng hồ và nói rằng đúng lúc thầy cũng đang cần chiếc đồng hồ, nên chấp nhận mua với giá gốc.
 
Tiền bán được đồng hồ anh dùng để trang trải phí sinh hoạt trong 2 tháng. Chuyện này khiến trong lòng anh vô cùng áy náy, hổ thẹn và cũng trở thành một động lực lớn mạnh cho anh. Những dục vọng của anh ta đều bị khắc chế lại, dồn tất cả năng lực tập trung vào việc học hành. Sau đó, anh thi đỗ đại học, rồi thuận lợi học xong đại học, ra trường lại có việc làm, cưới vợ, sinh con.
 
Mười năm sau, đến tết âm lịch, anh trở về quê nhà, tìm tới giáo viên chủ nhiệm năm ấy, hỏi về chiếc đồng hồ. Giáo viên mái tóc hoa râm, lấy ra một túi vải nhỏ, đó là cái túi mà mẹ anh đã gói chiếc đồng hồ. Giáo viên mở túi vải lấy ra một chiếc đồng hồ còn mới tinh.
 
Anh ta rất ngạc nhiên và hỏi thầy giáo vì sao còn giữ chiếc đồng hồ này mới vậy. Thầy nói: “Ta chờ em về chuộc lại”. Anh ta lại hỏi: “Sao thầy lại biết em nhất định sẽ về chuộc lại, lỡ em không về thì sao?”. Thầy nói: “Đây không chỉ là một chiếc đồng hồ, mà bên trong nó còn chứa đựng lương tâm một con người”.
 
Không cần phải nói, lương tâm ở đây chính là sự hổ thẹn của một đứa con khi hiểu được nguồn gốc chiếc đồng hồ của cha mình mua cho.
 
Hổ thẹn khiến người ta biết hối lỗi về bản thân mình, biết kiểm điểm những việc làm đúng sai của chính mình. Người trên thế gian, nếu biết đâu là hổ thẹn, thì sẽ dễ dạy bảo, cũng chính là người thiện lương.
Bạn nên đọc
Quảng cáo