• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tản mạn
  • > Người Việt mãi nghèo vì không học và làm được 6 điều này của người giàu
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Người Việt mãi nghèo vì không học và làm được 6 điều này của người giàu

Người Việt mãi nghèo vì không học và làm được 6 điều này của người giàu

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tản mạn
  • Nguồn: internet
  • Ngày cập nhật: 10/05/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Người nghèo thì cho rằng tiền là phù du và bảo rằng “người mê tiền là người xấu xa” và không quan tâm đến tiền, trong khi đó người giàu nghĩ rằng “thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu”.

Bởi người giàu và người nghèo luôn khác nhau ở nhiều cái suy nghĩ cho nên mình luôn nghèo còn người ta thì cứ giàu thêm. Bởi vậy, hãy học những người giàu những đức tính này, bạn mà biết cách vận hành của tiền bạc, để biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình và để trở nên giàu có thì nay mai bạn có thể giàu lên thôi.

1. Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ.
Người nghèo chúng ta thường suy nghĩ an toàn là sẽ đi làm để có lương, có tiền xài và làm thật tốt để lương khá hơn, thưởng nhiều hơn. Nhưng việc càng ngày phát sinh càng nhiều mà lương thì không hề tăng tỷ lệ tương xứng đâu. Chúng ta 1 số người sẽ bỏ cuộc, một số sẽ tiếp tục chịu khổ, và chỉ có 1 số ít chiến đấu lại sự xô đẩy đó bằng cách “gây chiến” với ông chủ, tự ra làm ăn riêng.

– Chúng ta 1 số người sẽ bỏ cuộc, một số sẽ tiếp tục chịu khổ là người nghèo sẽ mãi nghèo vì suốt đời làm việc vì tiền bạc mà không biết rõ mình làm việc vì mục đích gì. Và khi đó kiếm ra nhiều tiền thì họ lại mắc nợ nhiều hơn. Do họ sợ không có tiền không sống được nên tự nhiên cuộc sống bắt chúng ta phải làm việc và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được, và khi đó cuộc đời của họ bị “bẫy” vào một vòng luẩn quẩn: thúc dậy, đi làm, trả hóa đơn, rồi thức dậy, đi làm và trả hóa đơn. Cứ thế vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.

– Còn mẫu người chống đối lại ‘sếp” là người nghèo thoát khỏi vùng nghèo: Họ tin chắc là đời không trả lương cho họ đúng công sức họ bỏ ra nên luôn suy nghĩ, quan sát để tìm ra những cơ hội làm ra tiền vốn luôn hiện hữu chung quanh.

– Còn 1 mẫu nữa là giàu trong trứng: Họ sinh ra trong gia đình khá giả sẵn, nối nghiệp cha mẹ họ và bắt tiền-nhân viên của họ làm việc cho họ đẻ ra tiền.

Bài học làm giàu đầu tiên: không sinh ra trong gia đình khá giả thì phải biết cách tận dụng tiền, cơ hội quanh ta mà kiếm thêm làm giàu cho ta.

2. Bài học thứ hai: Giàu hay nghèo, giỏi hay dở cũng phải học về tài chính.
Để làm giàu, chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức về tài chính và biết cách linh hoạt trong quản lý tài chính cá nhân của mình.
Kiếm được tiền là 1 chuyện, quản lý tiền được hay không lại là 1 chuyện.
– Người nghèo sở dĩ nghèo vì chỉ biết cố gắng tiết kiệm tiền; hoặc chỉ tập trung kiếm ra tiền để trả nợ, hoặc chỉ làm ra tiền rồi tận hưởng hết khoản tiền đã kiếm,….vì vậy tới cuối đời không có dư.

– Người giàu thì khác, họ biết “làm ra tiền mà không biết tiết kiệm thì tiền cũng hết”, họ cũng biết “tiền mà chỉ lo tiết kiệm thì nó cũng vô dụng”.

Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở:

– Quy tắc thứ nhất của người giàu là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình.

Ví dụ: một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Cũng cái nhà đó nếu mua để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu, và trả góp nhiều lần sau.

Đối với người mới đi làm, mọi thu nhập – lương – của họ được dùng để trang trải các chi phí cho cuộc sống như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương – cao hơn, chi phí gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng… Phần dư ra họ mua tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác mà họ nghĩ là tài sản.

Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo ra một gánh nặng thật sự trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng lên theo. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn: đi làm, nhận lương và trả nợ.

Suốt cuộc đời đi làm của mình, người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi, và làm giàu cho những người chủ, cổ đông của công ty.

Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó, họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản.

Tổng các khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với chi phí của họ. Số tiền chênh lệch họ lại đầu tư vào tài sản, những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ, và cứ thế, tài sản của họ được sinh sôi nảy nở.
Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” sau cùng khi dòng tiền của họ đã phát triển. Khi họ đã cảm thấy mình đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy, số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả – chiếm phần rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.

3. Bài học thứ ba: Người giàu quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.
Nhiều người nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh.

Ray Kroc – chủ chuỗi nhà hàng McDonald’s – đã phân biệt rất rõ: bán nhượng quyền kinh doanh hamburger chỉ là công việc chuyên môn của ông, còn việc kinh doanh của ông chính là bất động sản. Những địa điểm được ông chọn để mở cửa hàng McDonald’s luôn là những chỗ “đắc địa” và có giá tăng lên theo thời gian.

Người nghèo và trung lưu thật ra là đang làm công việc chuyên môn, chứ không phải làm kinh doanh. Thật sự thì họ đang làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của những ông chủ, và góp phần làm cho ông chủ giàu lên.

Bài học này nói rằng: Người giàu phải quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình. Tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất cứ 1 đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu.

Những tài sản mà cha giàu và những người giàu khác thường hay sở hữu: những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của cha giàu (nếu phải quản lý thì việc kinh doanh trở thành công việc), cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá, và đã có sẵn trên thị trường.

4. Bài học thứ tư: Người giàu thông minh về tài chính và thành lập công ty.
Người giàu không cần phải học quá cao, nhưng cần thông minh về tài chính, hiểu rõ 4 lĩnh vực sau:
– Sự hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc và hiểu những báo cáo tài chính. Khả năng này giúp người giàu nhận biết mặt mạnh, mặt yếu của bất kỳ công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của nọ.
– Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó là khả năng chọn tài sản có khả năng sinh lợi, ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.
– Hiểu rõ về thị trường, về tiếp thị. Người giàu nắm rõ quy luật cung và cầu để nhận diện các cơ hội kinh doanh. Người giàu cần nắm vững kỹ năng về tiếp thị và bán hàng.
– Hiểu biết luật pháp. Người giàu thành lập công ty nhằm đạt những thuận lợi về thuế và bảo vệ tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả thuế rồi mới được dùng tiền. Người giàu – sở hữu công ty – thì kiếm tiền, dùng rồi mới trả thuế.

5. Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền.
Mọi người đều có những tài năng bẩm sinh, tuy vậy rất nhiều người đã không phát huy được tài năng đó bởi vì sự thiếu tự tin vào bản thân và sự sợ hãi.

Người thành công là người không sợ hãi sự thất bại và luôn chủ động tạo ra may mắn cho mình, chứ không thụ động ngồi chờ cơ hội.

Tương tự như vậy, với trí thông minh tài chính, với tinh thần không sợ thất bại, người giàu chủ động tìm cách tạo ra tiền cho mình.

Có hai dạng đầu tư để tạo ra tiền. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói từ công ty trung gian, chẳng hạn như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán. Dạng thứ hai là mua từng phần và tự “ráp” lại. Đây là dạng của nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, ngoài 4 kiến thức chính của thông minh tài chính, người giàu cần phát triển 3 kỹ năng sau đây:

– Tim ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Ví dụ một cái nhà ọp ẹp, cũ kỹ sẽ không được người bình thường chú ý. Nhưng bạn của tác giả đã nhìn thấy đây là một cơ hội đầu tư tốt vì ngôi nhà cũ này ở trên một miếng đất lớn. Sau khi mua, người này phá sập ngôi nhà, và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm được lời.

– Dùng tiền người khác để kinh doanh. Tác giả tìm ra một căn hộ giá khá tốt. Tác giả đặt cọc 1/10 giá mua, và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ trong vòng 3 ngày, tác giả đã bán lại căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn nhỏ mà tác giả đã bỏ ra đặt cọc.

– Chỉ tuyển dụng, làm việc với người thông minh. Người giàu không phải người thông minh tuyệt đỉnh. Người giàu trở nên thông minh hơn vì tuyển dụng và làm việc với những người thông minh hơn mình.

6. Bài học thứ sáu: Phải biết vượt qua được những chướng ngại vật.
Có nhiều người thông minh về tài chính nhưng vẫn không thể làm giàu, và vẫn kẹt trong vòng luẩn quẩn của người làm thuê. Đó là bởi vì họ không vượt qua được 5 cản trở sau:
– Lo sợ bị mất tiền. Nỗ lo sợ bị mất tiền là nỗi lo sợ có thật và hiện hữu trong mỗi chúng ta. Những người quá lo sợ mất tiền chọn việc đi làm thuê để suốt đời kẹt trong vòng luẩn quẩn. Những người lo sợ ít hơn thì chọn lối đầu tư an toàn: học cách cân bằng đầu tư, hoặc chọn những tài sản ít rủi ro như trái phiếu. Chỉ những người can đảm dám chấp nhận rủi ro – đã tính toán trước – với những đầu tư của mình mới có thể làm giàu một cách nhanh chóng.

– Sự hoài nghi. Mỗi chúng ta đều có một chú gà con – hoài nghi và sợ hãi – trong tâm hồn. Chúng kêu lên thảng thốt “trời sắp sập” mỗi khi chúng ta muốn làm một điều gì đó mới, có tính bứt phá. Cha giàu dạy: hãy rán con gà con ấy như ông Sanders đã làm. Ở tuổi 66, ông Sanders đã đi chào bán món gà rán của mình và bị từ chối 1.009 lần cho đến khi ông thành công và trở thành triệu phú.

– Sự lười biếng. Sự lười biếng ngự trị trong mỗi con người chúng ta. Những người trông có vẻ bận rộn thật ra là họ đang lười biếng. Họ đang cố gắng bận rộn để trốn chạy việc quan trọng nào đó. Để chữa bệnh lười biếng trong việc làm giàu, chúng ta cần có một chút lòng tham. Ít lòng tham thì không đủ để chúng ta hành động. Lòng tham quá cao cũng không tốt.

– Thói quen. Những thói quen, chứ không phải giáo dục, quyết định cuộc sống của chúng ta. Người giàu cần phải có những thói quen của người giàu. Thói quen quan trọng của người giàu là trả cho mình đầu tiên, sau đó mới trả cho những người khác. Nhờ áp lực của những chủ nợ, người giàu p hải tìm cách kiếm tiền trả cho họ.

– Tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo, và tự cho mình biết hết mọi thứ đã làm cho nhiều người mất đi những cơ hội làm giàu.

Bạn nên đọc
Quảng cáo