- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Người vô tâm, thiếu năng lực, lại lười biếng thì làm đâu cũng chỉ thế mà thôi
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Người vô tâm, thiếu năng lực, lại lười biếng thì làm đâu cũng chỉ thế mà thôi
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
"Xin hãy đọc hết hỡi những người trẻ tuổi khó tính và nông nổi", lời tâm sự thấm thía và rất thật của một sếp nhân sự lâu năm gửi đến thế hệ 9X đang chập chững bước vào con đường đi làm.
1. Nếu như bạn có đủ năng lực làm việc
"Linh hồn" của 1 công ty nằm ở đâu? Câu trả lời là ở "năng lực nhân viên".
Cái được gọi là "năng lực" thực chất là những thứ nằm tận trong xương tủy. Ý chí của bạn mạnh mẽ bao nhiêu sẽ quyết định việc bạn làm có thể đạt được đến trình độ nào. Chẳng hạn như tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, sự kiên trì, bền bỉ, sự can đảm và giá trị quan…
Trong tất cả những điều này, có những thứ có thể là bẩm sinh, còn lại phần lớn là có thể bồi dưỡng dần dần. Lấy ví dụ về tảng băng trôi để phân biệt, bạn sẽ nhận thấy: nền tảng này đều là những bộ phận cơ bản bên dưới núi băng.
Những nền tảng đó còn cần được mài giũa bởi một khoảng thời gian dài. Nói thì dễ, còn làm mới khó và không phải ai cũng có thể kiên trì để tạo 1 nền móng vững chắc. Rất nhiều người đã nhảy qua giai đoạn này bởi vì tất cả chúng ta đều muốn nhanh chóng đạt được thành quả.
Vì thế, những người thường xuyên nhảy công việc mà chẳng có bậc nền tảng nào, nhất định sẽ chẳng làm lên trò trống gì!
2. Mối quan hệ tay 3 giữa bạn, công ty và đồng nghiệp
Ai cũng đều muốn làm việc trong một công ty tốt và có thể tích lũy cũng như cống hiến tốt nhất cho bản thân tương lai. Nhưng trên thực tế, cuộc sống chính là một sự lựa chọn, cơ hội thường là thoáng qua, điều quan trọng là bản thân không cảm thấy hối tiếc.
Đã có không ít người trong quá trình băn khoăn lựa chọn giữa đi và ở, được và mất, nhảy việc và không nhảy việc đã vô tình đánh mất bản thân mình. Thực ra cho dù đến bất cứ công ty nào cho dù công ty của bạn có "cùi" đến đâu, chỉ cần bạn thực sự để tâm vào công việc thì dù là làm gì, ở đâu cũng đều học được những thức có ích cho bản thân.
Người vô tâm thì đi đâu cũng chỉ có thế mà thôi!
Tất cả chúng ta đều luôn tìm kiếm một bến đỗ thích hợp với bản thân, nhưng không ai biết chắc điểm kết thúc của sự tìm kiếm đó là ở đâu. Thay vì như vậy, tại sao không ai chịu hoàn thiện bản thân?
Đúng là một công ty mạnh có thể mang lại cho bạn tia sáng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn mạnh mẽ hay tài giỏi. Và bạn đủ tự tin đến đâu rằng những công ty đó cần bạn?
Và ghi nhớ rằng điều quan trọng nhất đối với những nhà tuyển dụng là gì? Thứ mà họ coi trọng chính là năng lực cốt lõi bên trong mà bạn đã tích lũy được công ty cũ trong suốt quá trình bạn làm việc ở đó. Họ không quan tâm việc bạn thường làm gì mà là bạn đã làm được những gì, bạn có cái gì, con đường phát triển trong công ty của bạn đến đâu.
Rời khỏi công ty này, bạn còn lại những gì? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình điều đó chưa?
Hiện nay, rất nhiều trẻ đang quá bốc đồng, xốc nổi! Quá nhiều người phàn nàn về công ty phải thế nọ thế kia, phàn nàn sếp phải như này như kia. Nhưng xin thưa với các bạn, phàn nàn cũng chỉ mệt thân mà thôi! Sẽ chẳng có ai phải thay đổi vì những lời phàn nàn của bạn, dù cho có thay đổi thì ít nhất bản tính của họ vẫn vậy.
Đối với vấn đề này, tôi tặng bạn 1 câu: "Hoặc là nhẫn, hoặc là biến mất!"
Như bạn biết đấy, trên thế giới này chẳng có ai là hoàn hảo, công ty cũng như vậy. Bạn phải thực sự biết được rằng: mình ở trong công ty này là để làm gì? Nếu như đang để đào thì hãy đào cho thật sâu, nếu đáng để yêu thì hãy yêu cho sâu đậm.
Sếp của bạn cũng vậy mà thôi! Khi họ đã là sếp của bạn thì chắc chắn họ phải có chỗ nào đó hơn hẳn bạn. Lọc những điểm tốt của họ mà học, bạn chỉ việc học hỏi theo họ là được. Còn nếu cảm thấy không ổn thì bạn tìm cách mà thoát thôi.
3. Trải nghiệm càng nhiều chuyện thì tâm thái càng quan trọng
Bản thân tôi cũng đã từng có lúc tức giận, đó là khoảng thời gian 3 năm trước đây. Khi đó tôi cứ nghĩ bản thân mình giỏi giang lắm, tự mình tổ chức một đội ngũ và tạo ra thành tích cũng không tồi. Mãi cho đến sau này, tôi phải chịu cũng khá nhiều tổn thất rồi cũng từ đó hiểu ra được nhiều chuyện, lâu dần tâm thái cũng ngày càng bình tĩnh hơn.
Đường đời chính là 1 trường đại học, có rất nhiều chuyện mà bạn không cách nào có thể lý giải nổi. Vì thế, chúng ta phải không ngừng học hỏi, trong đó bao gồm cả tính cách. Trong cuộc sống này, những người giỏi giang hơn chúng ta ở khắp mọi nơi.
Đừng nên quá khắc nghiệt với người khác cũng đừng ép học phải giống như bạn vì ngay từ khi sinh ra chúng ta đã là những cá thể riêng biệt, chẳng ai giống ai.
4. Cảm ơn cảm ơn khách hàng, cảm ơn những người đã từng giúp đỡ bạn
Làm người phải biết biết ơn!
Bất kể bạn học được gì từ ai thì cũng cần phải cảm ơn họ một câu. Những người giúp đỡ tôi cũng không ít, trong đó có cả sếp của mình. Trong lúc tôi khó khăn, do dự, họ đã vực tôi đứng dậy.
Và tôi cũng chính là nhân viên đi theo ông ấy lâu nhất trong công ty. Chỉ những người có lòng biết ơn mới có thể bộc phát hết tiềm năng của bản thân để đền đáp vào công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải không ngừng làm mới bản thân và tư duy để mở rộng tầm nhìn của mình.
Bởi vì thế giới này thay đổi quá nhanh, còn bạn, bất cứ lúc nào cũng có thể bị đào thải. Kỳ thực, nói đến điều này, tôi cảm thấy rất biết ơn nhận thức này của mình. Trước giờ, tôi vẫn chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với những kiến thức mà mình đang có.
Tôi không ngừng học hỏi và tiếp thu những thứ mới mẻ liên quan đến công việc. Tôi đã từng làm rất nhiều việc phức tạp nhưng mãi cho đến sau này mới phát hiện đến cuối cùng logic làm việc là như nhau.
Tầm nhìn của bạn lớn như thế nào sẽ quyết định bạn có thể làm được việc to cỡ nào. Phương diện bạn nghĩ càng lớn thì chiều cao bạn đứng so với người khác lại càng cao. Nếu như khả năng của bạn có thể tiếp xúc và học được những gì mới mẻ, vậy thì hãy cố gắng học thật tốt.
5. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, hãy bắt đầu từ những chi tiết nhỏ
Lý thuyết sẽ mãi chỉ là lý thuyết nếu như bạn không biết vận dụng nào vào thực hành. Có quen tay mới hay việc, có thực hành mới biết kiến thức thực sự là gì. Nếu như không thử bạn sẽ mãi mãi không biết năng lực của mình đến đâu.
Hiện nay những người "nói như rồng leo nhưng làm như mèo mửa" rất nhiều. Việc chưa làm đến nơi đến chốn hoặc mới làm được một chút ít là đã gật gù đắc chí. Còn cả những người việc thì chưa thấy làm những đã đứng ra bày tỏ ý kiến đầu tiên như thể ta thông minh lắm.
Xã hội này cần những người thực dụng, cho dù họ ngốc nghếch thì tôi cũng sẵn sàng cho họ vài cơ hội để hành động và chứng tỏ bản thân mình.