- Trang chủ
- > Sách
- > Khởi nghiệp
- > Những dấu hiệu cho thấy nơi làm việc đang giết chết bạn
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Những dấu hiệu cho thấy nơi làm việc đang giết chết bạn
- Tác giả:
- Thể loại: Khởi nghiệp
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Đôi khi, chúng ta cần phải dừng lại, ngẫm nghĩ và đánh giá về nơi làm việc hoặc đồng nghiệp của mình, qua đó xác định rõ liệu những yếu tố này có làm tổn hại đến con đường sự nghiệp của chúng ta hay không, hoặc tệ hơn nữa, ảnh hưởng sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta.
Gặp phải môi trường làm việc độc hại, nộp đơn nghỉ việc luôn là biện pháp an toàn và hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định tiếp tục bám trụ công việc, bảo vệ bản thân trước một môi trường làm việc độc hại do những “con sâu làm rầu nồi canh” gây ra. Không phân biệt quyền hạn hoặc chức năng, mọi nhân viên cần phải giám sát nhau bằng cách loại bỏ những yếu tố xấu ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của mọi người.
Thế nào là môi trường làm việc "độc hại" ?
Trong quyển sách của mình Eye of Storm: How Mindful Leaders Can Transform Chaotic Workplaces, tác giả Ray Williams đã mô tả các đặc điểm của một nơi làm việc độc hại, và số một số nguyên nhân khác nhau do các ông Sếp “xấu tính” tạo ra. Cũng trong tác phẩm Psychology Today, Ray Williams cho rằng nơi làm việc độc hại sẽ xuất hiện theo 07 cách dưới đây.
Chỉ có gậy chứ không có củ cà rốt
Cây gậy và củ Cà rốt là một mô thức quản lý rất phổ biến, dựa trên cơ chế khen – thưởng. Tuy nhiên, ở một số nơi, sếp hoặc người quản lý chỉ chú tâm vào những gì mà nhân viên đang làm sai và hiếm khi đưa ra những phản hồi tích cực cho những nỗ lực, cố gắng của nhân viên. Hay nói cách khác, nhân viên chỉ được xơi gậy chứ chẳng có củ cà rốt nào cho họ cả.
Bộ máy quan liêu
Công ty có quá nhiều cấp độ phê duyệt và quy trình quản lý để thực hiện một công việc nhất định nào đó. Thông thường, ở những công ty, cơ quan như thế này,quyền lực thường tập trung vào một cá nhân duy nhất.
Chính sách bất hợp lý
Công ty chỉ đơn thuần tập trung vào lợi nhuận, đánh bại đối thủ cạnh tranh và cắt giảm chi phí mà không cần xem xét các kết quả cuối cùng khác.
Kẻ ức hiếp làm chủ
Sếp hoặc quản lý luôn ức hiếp, day nghiến nhân viên khi họ làm sai hoặc vì một lý do nào đó.
Mất đi cảm giác của con người
Sếp hoặc người quản lý chỉ xem nhân viên là công cụ hoặc chi phí chứ không phải là tài sản có giá trị, và ít quan tâm đến hạnh phúc, sự nỗ lực của nhân viên. Điều này thường được thể hiện thông qua việc ít có sự từ bi và đồng cảm của các nhà lãnh đạo đối với nhân viên. Hệ quả hiển nhiên là nhân viên sẽ gặp nhiều căng thẳng, ảnh hưởng đến doanh thu và bị bỏ rơi.
Cạnh tranh nội bộ
Công ty thiết lập sự cạnh tranh nội bộ giữa các nhân viên,thông thường điều này được thực thi bởi một hệ thống đánh giá hiệu năng vốn chỉ tập trung vào cá nhân và lơ đi hiệu suất của cả tập thể.
Ít hoặc không quan tâm đến sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Nhân viên luôn gặp phải tình cảnh phải hi sinh đời tư cá nhân của bản thân. Công ty luôn bắt nhân viên làm việc quá sức hoặc quan niệm rằng làm việc chuyên nghiệp là phải cày bực mặt hơn 50 giờ /tuần, ít hoặc không có kỳ nghỉ và sẵn sàng trực chiến 24/7 cho công việc.
Làm thế nào để ngăn chặn những điều này?
Chúng ta đi làm là để được cống hiến, chứ không phải để chịu đựng sự vật vã, mệt mỏi vì những điều độc hại chốn công sở. Vì vậy, khi các hành vi độc hại này tồn tại ngay nơi làm việc của bạn, hãy thực hiện những chiến thuật dưới đây.
• Tiến hành một cuộc khảo sát về sự tham gia hoặc văn hoá của nhân viên,điều này sẽ phản ánh rõ môi trường làm việc và năng lực lãnh đạo / quản lý của bộ máy. Nếu có vấn đề, bộ phận nhân sự cần phải tác động và đóng vai trò chủ chốt trong việc điều chỉnh.
• Một bộ phận nhân sự và một người quản lý có tâm sẽ luôn là vị cứu tinh trong môi trường như thế này, họ sẽ tiến hành trò truyện để để giữ chân những nhân viên tốt không rời khỏi công ty.
• Để loại bỏ các nhân viên độc hại, hãy thể hiện sự tôn trọng, biết cách làm việc theo nhóm và luôn phát huy tinh thần khuyến khích, dân chủ. Hãy luôn đưa những điều này vào kế hoạch thực hiện của bạn và luôn tuân thủ một cách nghiêm túc.
• Đầu tư huấn luyện các nhà quản lý và nhân viên.
• Khi phải đối mặt với một đồng nghiệp độc hại, người có khả năng biến cuộc thảo luận thành nơi tranh cãi, đấu tố, hãy đưa một bên thứ ba vào cuộc họp để bảo vệ bản thân.
• Mỗi nhân viên cần phải học giá trị của việc thiết lập ranh giới. Xác định rõ những hành vi nào phù hợp hoặc không phù hợp – và tôn trọng ranh giới đó khi làm việc.
• Giải quyết mọi vấn đề bằng cách thúc đẩy nền văn hoá lành mạnh và sống chung với các giá trị chia sẻ để loại bỏ những thứ không mong muốn như tin đồn, sự bắt nạt, sự phá hoại, sự thiếu tôn trọng và bất phục tùng. Các nhóm lớn hơn nên vận động chống lại hành vi độc hại, tốt hơn hết nên bóp chết những hành vi này ngay từ trong trứng nước; đừng chờ chúng bùng phát rồi mới chữa cháy.