• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Những hậu quả đáng sợ của lo lắng khiến bạn phải giật mình
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những hậu quả đáng sợ của lo lắng khiến bạn phải giật mình

Những hậu quả đáng sợ của lo lắng khiến bạn phải giật mình

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Sự lo lắng quá mức sẽ khiến chúng ta gặp trở ngại trong việc ra quyết định, hoài nghi chính mình, tạo một cảm giác tê liệt trong cuộc sống hàng ngày khi bạn cứ tự hỏi mình: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?".
Trong trường hợp cực đoan, quá lo lắng có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của việc rối loạn lo âu tổng quát, và còn nhiều điều khác có thể bạn chưa nghĩ tới.
 

1. Mất ngủ

 
Sự lo lắng làm các tế bào thần kinh căng thẳng khiến bạn không dễ gì ngủ được ngay cả khi đã sử dụng thuốc an thần. Chúng ta đều biết rằng, giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Không ngủ đủ giấc sẽ gây ra những tổn hại khủng khiếp cho cả thể chất và tinh thần. Thêm nữa, việc không đủ tỉnh táo để suy tính công việc vào ngày hôm sau có thể khiến bạn đưa ra những quyết định thiếu chính xác và hệ quả nó mang lại sẽ khiến bạn phải chịu đựng nhiều hơn sự ưu phiền, dằn vặt.
 

2. Gặp sự cố với hệ tiêu hóa
 

Ít ai biết rằng, không phải đồ cay nóng hay bia rượu, mà chính lo lắng và các cảm xúc tiêu cực mới là nguyên nhân chủ yếu nhất gây viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Đối với nhiều người, lo lắng được đặc trưng bởi một cảm giác đau thắt hoặc nặng nề trong dạ dày như thể tất cả các bộ phận cơ thể của bạn đã bị trói vào một nút thắt lớn. Một số khác đối mặt với các triệu chứng như đau rát, ợ nóng, viêm loét và đôi khi là tăng cân bất thường.
 

3. Giảm trí nhớ

 
Sự căng thẳng của não bộ sẽ kéo theo những trục trặc trong bộ nhớ và quá trình xử lý thông tin. Trong một số trường hợp, lo lắng thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề hơn. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc bạn bị đánh lạc hướng khỏi những gì đang thực sự xảy ra. Chẳng hạn, bạn sẽ không chú ý đến hệ thống đèn, biển báo tín hiệu trên đường, bạn quên đón con hay bỏ quên một món đồ giá trị tại một nơi nào đó…
 

4. Phá hủy làn da và mái tóc

 
Lo lắng và căng thẳng khiến cơ thể giải phóng cortisol – gây ra mụn trứng cá, và adrenaline – một hóc-môn căng thẳng có thể gây rụng tóc khi chuyển đổi thành cholesterol. Việc này đặc biệt tệ đối với phụ nữ, nó sẽ khiến họ lo lắng và căng thẳng nhiều hơn nữa.
 

5. Giảm khả năng thụ thai

 
Sự lo lắng sẽ phức tạp hóa quá trình thụ thai bình thường. Đôi khi, việc này có thể tạo ra những biến dị cho thai nhi. Chính vì vậy, các nhà tâm lý học khuyến cáo các bà mẹ hãy tránh thụ thai trong những giai đoạn phiền muộn hay phải chịu đựng tâm lý căng thẳng.
 

6. Cholesterol và các vấn đề tim mạch

 
Lo lắng không chỉ làm tăng nhịp tim, tăng chỉ số huyết áp mà còn gây rối loạn quá trình chuyển hóa cholesterol trong cơ thể do tăng tiết adrenaline. Tất cả các yếu tố này đều gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn.
 

Làm thế nào để thoát khỏi sự ràng buộc này? Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:


 
 
- Bạn cần nhận ra mình đang lo lắng thái quá: Điều này nghe có vẻ lạ nhưng chỉ cần nhận ra rằng mình đang cả nghĩ linh tinh thì bạn sẽ tự điều chỉnh lại và bớt lo lắng hơn. 
 
- Hãy chia sẻ nỗi niềm với ai đó: Chia sẻ giúp niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia hai. Do đó, đừng dại gì mà ôm âu lo một mình nhé.
 
- Học cách thư giãn: Khi cảm thấy stress, rất nhiều người chỉ biết lao đầu vào công việc hoặc rượu chè, điều có thể khiến rắc rối chồng lên rắc rối. Thay vào đó, bạn hãy chơi một sở thích nào đó hoặc đi tập thể dục, tập thiền định... để xả stress.
 
- Suy nghĩ thực tế: Khi lo lắng về điều gì đó, bạn hãy tự hỏi khả năng nó trở thành sự thật là bao nhiêu? Hay nếu điều đó xảy ra thì trong tình huống tệ nhất bạn sẽ mất những gì? Và bạn sẽ dễ thấy là, trong nhiều trường hợp, xác suất xảy ra là khá thấp và những thứ bạn mất sẽ không quá ghê gớm như bạn tưởng tượng. Bạn cũng nhận thấy rằng đôi khi, nhiều sự việc là ngoài tầm tay của bạn và việc bạn có lo lắng hay không cũng chẳng tác động được đến kết quả cuối cùng.
 
- Tìm một chuyên gia tư vấn tâm lý: Nếu bạn đã thử nhiều biện pháp nhưng bất thành, hoặc nếu bạn thấy rằng thói quen lo lắng đã thực sự ăn vào cuộc sống hàng ngày của bạn, đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn, giống như một rối loạn lo âu. Hãy xem xét tìm gặp một chuyên gia tư vấn tâm lý.
 
Điều cuối cùng, hãy mạnh mẽ, lạc quan và gạt bỏ những thứ không cần thiết. Sống có quy củ, bạn sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn đấy. 
Bạn nên đọc
Quảng cáo