• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tản mạn
  • > Những hòn đá
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những hòn đá

Những hòn đá

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tản mạn
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Câu chuyện rất ý nghĩa về quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý tài chính cả nhân

Quản lý thời gian

Một hôm, một chuyên gia về quản lý doanh nghiệp thuyết trình về quản lý thời gian. Ông đương nhiên biết rõ hơn ai hết thời giờ đối với doanh nhân quí hiếm như thế nào. Nhưng ông không tỏ ra khẩn trương gì cả. Rất thong thả ông đặt một cái thùng miệng rộng dung tích 20 lít trước mặt mọi người và bày ra bên cạnh một đống đá, mỗi hòn to cỡ nắm tay. Ông cẩn thận xếp từng hòn đá vào thùng, cho đến khi những hòn đá cuối cùng đầy tới mép. Xong, ông hỏi: “Thùng đã đầy chưa?” Cử tọa đồng thanh trả lời: “Đầy rồi.”

Nhưng diễn giả bảo chưa. Ông bày ra một đống sỏi, vừa bốc từng nắm bỏ vào thùng, vừa lắc vừa xốc chiếc thùng cho những viên sỏi lọt qua khe hở giữa các hòn đá. Khi ông hỏi lần nữa: “Thùng đã đầy chưa?”, khán giả đã học được mẹo của ông rồi nên đáp: “Có lẽ chưa.” Ông đồng ý, lấy ra một bao cát, từ từ trút vào thùng cho đến khi những hạt cát tí ti len kín các kẽ hở còn lại và đầy sát mép thùng. Ông lại hỏi: “Thùng đã đầy chưa?”. Cử tọa cùng đáp ngay: “Chưa.” Quả là chưa. Ông cầm bình nước lên, rót vô thùng, nước thấm qua cát sỏi, đầy sâm sấp.

Bây giờ ông trang trọng hỏi cử tọa có ai biết ý nghĩa của minh họa vừa rồi không? Một người đáp: “Cho dù thời gian biểu của chúng ta bận bịu cách mấy, cũng vẫn có thể tìm được chỗ nhét thêm cái gì đó vào.” Diễn giả mỉm cười. “Sự thật là, nếu chúng ta không xếp những hòn đá to vào trước thì chúng ta sẽ không bao giờ còn có thể xếp chúng vào được chỗ nào nữa".
 

Áp dụng trong quản lý tài chính

Ý nghĩa của câu chuyện trên cũng áp dụng được vào việc quản lý tài chính cá nhân và gia đình. Mỗi người hay mỗi gia đình đều có những kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mỗi kế hoạch tài chính là một món tiền phải có, đúng số tiền và đúng lúc trong tương lai.
 
- Kế hoạch dài hạn là số tiền để sống khi từ khi về hưu và gia tài để lại cho con cháu.
- Kế hoạch trung hạn có thể là số tiền cho con đi học đại học, mua hay xây một căn nhà, mua một chiếc xe hơi… Ngay cả những người không có ý định có con thì cũng nên lập sẵn kế hoạch cho con đi học đại học; để lỡ sau này đổi ý, có con thì nhanh chứ để dành tiền thì không nhanh được.
- Kế hoạch ngắn hạn có thể là sửa nhà, đổi xe, đổi ti-vi…
 
Áp dụng câu chuyện trên vào quản lý tài chính thì cái thùng là thu nhập cả đời người, kế hoạch dài hạn là hòn đá, kế hoạch trung hạn là hòn sỏi, kế hoạch ngắn hạn là hạt cát, chi tiêu hàng ngày là nước.
 
Hỏn đá quĩ hưu trí có một tính chất rất lạ là dù cho chúng ta để nó nằm trong thùng hay ngoài thùng, nó đều lớn dần theo lượng cát và nước mà ta cho vào thùng. Có tính chất đó là vì quĩ hưu trí chính là chi tiêu hàng ngày và những khoản mua sắm ngắn hạn được lặp lại trong 15-25 năm cuối đời. Nếu bạn cho nó vào thùng sớm thì nó chỉ chiếm 10% thu nhập, nếu cho vào thùng trễ nó có thể chiếm đến 60% thu nhập.
 
Mặc dù chúng ta chỉ có một hai hòn đá và vài ba hòn sỏi nhưng nếu chúng ta không để nó vào thùng thu nhập trước, thu nhập của chúng ta đã bị chiếm hết bởi chi tiêu hàng ngày và đổi xe, đổi ti-vi, sửa nhà thì còn đâu tiền cho con học đại học tốt, còn đâu tiền để sống khi về già.
 
Mỗi người chúng ta đều không thể biết trước được cái thùng thu nhập cả đời của mình lớn cỡ nào, chúng ta chỉ có thể cố gắng sao cho thu nhập năm nay của mình cao hơn năm trước, ít nhất là cao hơn mức trượt giá. Nếu cố gắng được như vậy thì chúng ta có thể có mức sống ổn định suốt đời, kể cả khi không còn làm ra tiền nữa, bằng cách dùng bảng tính kế hoạch tài chính.

Dùng công cụ đó, chúng ta có thể kiểm soát được lượng nước và cát để cho những hòn đá, những hòn sỏi có chỗ trong thùng.
 

Điều gì quan trọng nhất cuộc đời bạn

Sau khi người diễn giả hỏi thì một sinh viên nhanh nhẹn đáp:
- Khó khăn sẽ không thành vấn đề gì cả nếu bạn thật sự cố gắng và cố gắng hơn nữa.
- Sai rồi. - Diễn giả chầm chậm giải thích - Đó không phải là điều tôi muốn nói, cái chân giá trị ở đây đã dạy chúng ta rằng nếu bạn không đặt những nền tảng lớn lao ở những ngày đầu tiên, sau này bạn sẽ không bao giờ có được chúng. Thế điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời các bạn?
Cả lớp nhao nhao: Con cái, vợ chồng, bạn đời, tình bạn, giáo dục, sức khỏe...
Một lý tưởng - Người diễn giả đáp - Hãy nhớ rằng phải đặt nền tảng vững chắc trước đã, nếu không mãi mãi bạn sẽ không thể có được điều gì. Nếu bạn phải đổ mồ hôi cho những điều quá nhỏ bé, những điều làm tâm hồn bạn nặng thêm, sau đó cứ mãi ôm lấy và sống với những điều ấy thì bạn sẽ không bao giờ có được thời gian để làm một điều khác tốt hơn, hay hơn cho cuộc đời mình.
Bạn nên đọc
Quảng cáo