• Trang chủ
  • > Sách
  • > Nuôi dạy con
  • > Những sai lầm bố mẹ có thể mắc phải khi cố gắng nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những sai lầm bố mẹ có thể mắc phải khi cố gắng nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

Những sai lầm bố mẹ có thể mắc phải khi cố gắng nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

  • Tác giả:
  • Thể loại: Nuôi dạy con
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nhiều bố mẹ cho rằng họ đang làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc nhưng liệu những gì họ làm có hoàn toàn có ích?

Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi nuôi dạy con, không những không khiến con hạnh phúc hơn mà ngược lại có thể làm tổn thương chúng trong một số khía cạnh nào đó.
 

1. Cố gắng luôn luôn làm con hạnh phúc và vui vẻ

 
Cố gắng khiến con luôn luôn vui vẻ nghe có vẻ như một sứ mệnh cao cả của bố mẹ tuy nhiên tiến sĩ Tovah Klein, giám đốc Barnard College Center for Toddler Development cho rằng điều đó có thể làm tổn thương con trong tương lai. Thay vào đó, các bố mẹ hãy để con trải qua những cảm xúc tự nhiên như vui, buồn, giận hơn hay cáu giận - điều sẽ giúp con có sức khỏe tinh thần tốt hơn. "Nếu một đứa trẻ buồn bã, không nhất thiết đó là lỗi của cha mẹ."
 
Bà nói: "Nếu chúng ta luôn cố khiến con vui thì chúng ta đã vô tình làm mất cơ hội học cách xử lý những cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Một khi đã trải qua những cảm xúc tiêu cực, trẻ sẽ học được cách vượt qua chúng – tạo nên sự kiên cường ở mỗi đứa trẻ".
 

2. Dọa sẽ bỏ con một mình ở đâu đó

 
Khi trẻ cư xử không ngoan ở nơi công cộng, nhiều bố mẹ có thể dễ dọa con "Nếu không ngoan mẹ sẽ để con ở lại một mình".
 
Tiến sĩ Klein không khuyến khích chiến thuật này cho bố mẹ vì nó có thể khiến chúng sợ hãi. "Dọa một đứa trẻ sẽ bỏ chúng lại sẽ khiến chúng sợ hãi vì với trẻ em bố mẹ là người sẽ che chở và bảo vệ chúng".
 
Trong trường hợp con không ngoan, hãy hành động một cách dịu dàng và ân cần: Không ai muốn đối xử "xấu " với người đang đối tốt với mình. Hãy nói với con với giọng bình tĩnh và thân thiện, nở một nụ cười với con sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn khi dùng tông giọng ra lệnh, yêu cầu.
 

3. Quá nghiêm khắc

 
Không thể phủ nhận các quy tắc sẽ giúp con luôn được an toàn và giữ kỹ luật. Tuy nhiên, Tiến sĩ Klein nói rằng bạn cũng không nên nghiêm khắc quá tới mức con không bao giờ có thể "phá luật". "Một phần của việc là trẻ con là việc tìm ra ranh giới. Bố mẹ quá nghiêm khắc sẽ khiến nhiều đứa trẻ không thể tự tìm thấy chính mình".
 
Và, nếu bố mẹ phản ứng thái quá với những lần phá luật nhỏ của con, trẻ sẽ sợ, điều đó khiến chúng luôn tự hỏi "Nếu mình phạm lỗi thì sao đây?’. Chúng sẽ sợ khi mắc lỗi, sợ gặp thất bại vì chúng luôn không biết phải làm gì khi không được như bố mẹ mong muốn.
 

4. Thoải mái quá mức

 
Nghiêm khắc quá là không nên nhưng việc thoải mái quá cũng không được khuyến khích. Tiến sĩ Klein cho biết, cô đã chứng kiến rất nhiều bậc cha mẹ ngày nay nghĩ rằng họ nên cố gắng làm bạn với con chứ không phải một người cha mẹ bình thường. Điều này thường đồng nghĩa với việc thoải mái cho con tự do quyết định, và thông thường nó sẽ gây ra hậu quả.
 
"Trẻ em cần cha mẹ là những người tạo ra những giới hạn và nói "không" khi cần". Cô ấy cũng nói thêm "Trẻ em có nhiều lúc không thích cha mẹ mà! Đó là một điều hoàn toàn bình thường và dễ hiểu."
 

5. Phủ nhận cảm xúc của con

 
Việc phủ nhận cảm xúc không bao giờ khiến chúng qua đi. Việc nói những điều như: "Thôi con nín đi, có đau đâu nào," hoặc "Con đừng sợ, bộ phim đó có đáng sợ đến thế đâu," không khiến cảm xúc mất đi, mà có thể khiến những cảm xúc thực sự bị ẩn sâu xuống dưới. Hãy hiểu cho con bạn: "Mẹ có thể nhìn gương mặt con và biết là bộ phim đó thực sự làm con thấy sợ." Sự đồng điệu về cảm xúc tạo ra sự an toàn cảm xúc cho con bạn.
 
Bước đầu tiên cha mẹ cần thể hiện là, "Mẹ thấy con, mẹ hiểu con, mẹ nghe con." Đồng cảm là nguyên liệu quan trọng nhất vì trẻ em vô cùng thành thạo ngôn ngữ cảm xúc. Sự cảm thông của cha mẹ giúp chúng giải mã và quản lý cảm xúc của mình. Hãy nói với con bạn: "Mẹ biết con muốn thức thêm – mẹ rất hiểu – nhưng giờ đi ngủ là 8 giờ."
 
Một cách đầy yêu thương, bạn vừa thừa nhận cảm xúc của con vừa giữ được lập trường. Là cha mẹ, chúng ta thường bỏ qua phần cảm thông và đi thẳng đến phần dạy bảo: "Trả lại Lego cho bạn đi," thay vì "Mẹ thấy là con rất muốn chơi Lego, nhưng Jack đang chơi nó trước." Hoặc, "Mẹ biết con rất muốn đến bữa tiệc của Jane, nhưng không có cha mẹ ở đó trông nom các con, nên mẹ xin lỗi, con không thể đi được." Bạn muốn cho thấy là bạn nghe, bạn thấy, bạn hiểu con – sự đồng cảm sẽ làm nhẹ bớt những cảm xúc khó khăn.
Bạn nên đọc
Quảng cáo