• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Những thói quen xấu khiến bạn mất đi niềm vui
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những thói quen xấu khiến bạn mất đi niềm vui

Những thói quen xấu khiến bạn mất đi niềm vui

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Con người luôn mưu cầu một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Tuy vậy, trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta lại dễ mắc phải những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại vô tình cướp đi niềm vui sống.


1. Mua sắm vô độ

 
Thói quen mua sắm theo sở thích và tâm trạng này sẽ khiến bạn lãng phí tiền, thậm chí là mắc nợ. Khi cuộc sống mãi quẩn quanh với vấn đề tiền bạc mà không giải quyết được thì bạn không thể nào có một tinh thần thoải mái và vui vẻ.
 

2. So sánh mình với người khác

 
Dường như đây là thói quen xấu mà ai cũng mắc phải. Con người khó tránh khỏi việc đem bản thân ra so sánh với người khác, nhất là những thứ mình đang thua thiệt. Ở một góc độ nào đó, nhìn vào thành công của người khác có thể giúp bạn thêm động lực để phấn đấu cho một cuộc sống tốt hơn. Nhưng nếu nó trở thành thói quen, khiến bạn lúc nào cũng thấy bản thân nghèo khổ, thất bại thì bạn sẽ chìm vào những tự ti, chán nản, quên đi cả những hạnh phúc mình đang có.
 

3. Đánh giá tất cả bằng tiền bạc

 
Một nghiên cứu cho thấy rằng những người nghĩ hạnh phúc được đo lường bằng tiền sẽ không bao giờ có được hạnh phúc thật sự. Họ cảm thấy không vui nếu không được mặc những bộ quần áo ưa thích, không được sống trong một lâu đài hay không được lái một chiếc xe đắt tiền và luôn trông chờ một món tiền từ trên trời rơi xuống.
 
Những người có khả năng tài chính tốt thì xem hạnh phúc là tình yêu và tình bạn thật sự. Ngoài ra, họ cũng không mong chờ việc trở nên giàu có từ việc nhận một số tiền bất ngờ nào đó mà chỉ nghĩ tới khả năng tạo ra đồng tiền từ những kế hoạch làm việc, dự án mới. Một người thành công thực sự không phụ thuộc vào bao nhiêu tài sản họ có.
 

4. Không biết tận hưởng quá trình

 
Chỉ chăm chăm vào kết quả cuối cùng mà không biết trải nghiệm, tận hưởng suốt cả quá trình đó thì bạn sẽ không nhìn thấy được những niềm vui, bài học quý giá mà mình từng trải qua.
 

5. Nghiện mạng xã hội

 
Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi không check-in mạng xã hội trong vài tiếng đồng hồ hoặc không thể chịu nổi nếu không update trang cá nhân của mình ít nhất là 5 - 10 lần mỗi ngày, có thể bạn đã trở thành một con nghiện mạng xã hội mất rồi. Và chính xác hơn là bạn đã mắc phải thói quen vô cùng không tốt. Một vài dấu hiệu xấu khác có thể kể đến việc bạn dành hàng giờ để lướt xem mạng trong vô thức, trở nên ám ảnh với những lượt “like” và bình luận, hay kiếm thêm bạn mới, người theo dõi mới… Bạn có thể không kiềm chế được, muốn đăng tất cả những thứ liên quan đến bản thân mình lên mạng xã hội từng giờ từng phút, bạn đang ở đâu, làm gì, ăn gì, với ai… và đăng hình tự sướng của mình ngập tràn khắp nơi.
 
Thói quen sống “ảo” này dần làm cho bạn mất hết hứng thú với cuộc sống thật sự, những người bạn và những niềm vui thật sự trong đời sống thật của mình. Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng, những người luôn tỏ ra hào nhoáng, và thể hiện quá nhiều về cuộc đời mình trên những trang mạng thường là những con người cô đơn hoặc có nhiều vấn đề trong cuộc sống bên ngoài. Vì vậy, tắt mạng đi nào, đặt điện thoại xuống và ra ngoài để vui vẻ mặt đối mặt với bạn bè, tìm kiếm niềm vui và tận hưởng thế giới offline của mình đi bạn ơi!
 

6. Từ chối vượt qua chính mình

 
Bạn chấp nhận cuộc sống hiện tại, không dám mạo hiểm, không dám phấn đấu vì sợ áp lực, sợ khó khăn và thất bại. Nếu bạn bằng lòng với cách sống giậm chân tại chỗ này thì một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra cuộc sống của mình quá vô vị và chán chường.
 

7. Xem mình là trung tâm, luôn luôn phàn nàn

 
Thói quen xấu này bắt đầu bằng suy nghĩ luôn coi mình là trung tâm. Những người này luôn thể hiện cảm xúc đau khổ không bao giờ hết và luôn than khóc về số phận không may mắn của mình. Số  tử vi, thu nhập cá nhân, môi trường giáo dục, điều kiện sống, điều kiện thời tiết, thậm chí những bất tiện nhỏ nhất cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu và đau khổ không gì sánh bằng.
 
Trong khi đó, thói quen than vãn kéo dài sẽ làm mất dần tình cảm của những người xung quanh. Bạn bè, người thân, đồng nghiệp có thể bày tỏ sự quan tâm đến bạn vô thời hạn nhưng ngược lại, bạn cũng nên làm điều gì đó để cho thấy rằng bạn cũng quan tâm đến họ. Không ai mong đợi bất cứ điều gì từ những người có thói quen xấu này vì tất cả những điều họ có là sự rên rỉ, than thở và cũng không ai muốn ở cạnh một người như thế.
 
Kết quả là những người này đa số có công việc tầm thường, một cuộc sống ít niềm vui, vì thường là họ đã ngăn chặn tất cả các điều thú vị có thể cho bản thân; sẽ dẫn đến việc đánh mất các cơ hội trong các mối quan hệ xã hội, cơ hội nghề nghiệp, bạn bè, niềm vui cuộc sống.

8. Thích làm hài lòng mọi người

 
Ngược lại với việc coi mình là trung tâm thì thói quen luôn muốn làm hài lòng người khác cũng không hề đem lại niềm vui cho bạn. Thói quen này được hình thành từ lúc chúng ta còn bé, dễ bị tổn thương và luôn lo sợ mọi thứ. Một đứa trẻ không dám phát biểu vì sợ cô giáo, hay sợ bố mẹ và người lớn mắng nhiếc. Một đứa trẻ chỉ biết làm theo những gì người lớn bảo, không dám đặt câu hỏi, cũng không dám làm khác đi vì chắc sẽ bị phạt đòn… Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người và tiếp tục phát triển, mà nếu không biết thay đổi, chúng ta sẽ dần trở thành một người vô cùng đáng thương và thất bại.
 
Không đứng lên bảo vệ chính kiến của mình vì luôn muốn làm hài lòng tất cả mọi người, không biết cách nói “không” đúng lúc… sẽ làm cho bạn trở thành con người đáng thương vì không biết tận hưởng cuộc sống của chính mình.
 

9. Dễ dàng thỏa mãn

 
“Biết đủ làm vui” là tốt nhưng không có nghĩa là ngừng cố gắng. Khi bạn quá dễ dàng hài lòng với thực trạng, sợ gian nan thì sẽ không thể nào tiến bộ được, cuộc sống cũng vì vậy mà ngày càng thụt lùi.
 

10. Xem công việc là quan trọng nhất

 
Một số người luôn xem công việc là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Hầu hết người trưởng thành đều giành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc. Mặc dù điều này là sự thật, không có nghĩa là bạn nên sử dụng hết thời gian của mình cho công việc.
 
Hãy dành thời gian cho bạn bè và gia đình. Tận hưởng sở thích của bản thân. Khám phá những điều mới lạ. Làm việc để sống, không phải là sống để làm việc.
 
Bạn nên đọc
Quảng cáo