- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > Sai lầm chung của các nhà quản lý mới
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Sai lầm chung của các nhà quản lý mới
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Những người lần đầu trở thành quản lý có thể mắc phải các quan niệm và nhận định thiếu chính xác. Đó là những sai lầm gì?
Dù nghệ thuật quản lý đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, vẫn còn nhiều nhà quản lý mắc phải sai lầm , đặc biệt là những quản lý mới. Giáo sự Linda Hill – trường Đại học Harvard đã nghiên cứu những người lần đầu trở thành quản lý và phân tích một cách sâu sắc về những quan niệm và nhận định thiếu chính xác trong những ngày đầu tiên làm quản lý của họ. Cụ thể như sau:
1. Thể hiện quyền lực
Với công việc trước đây, các nhà quản lý làm rất giỏi và họ thích được tự chủ, độc lập trong giới hạn nhất định. Ở vị trí mới họ mong muốn có thêm nhiều quyền hạn hơn. Thật bất ngờ, đa phần các nhà quản lý mới cho biết họ sốc và cảm thấy bị ràng buộc. Trong một bài báo của trường, Giáo sư viết “Các nhà quản lý bị bao vây bởi nhiều mối quan hệ, không chỉ với cấp dưới, mà còn cả với sếp, đồng nghiệp, đối tác trong và ngoài công ty . Các mối quan hệ này không ngừng tạo ra những yêu cầu mâu thuẫn. Kết quả là các công việc hàng ngày trở nên áp lực và xáo trộn. Nếu không từ bỏ quyền lực và nhận ra sự cần thiết trong việc dung hòa các mối quan hệ, họ có thể đối mặt với sự mệt mỏi và thất bại.
2. Áp đặt quyền hạn
Các nhà quản lý thường nghĩ rằng quyền hạn gắn liền với chức danh. Nhưng họ sẽ sớm nhận ra rằng khi giao việc cho cấp dưới, nhân viên của họ thường không phản hồi vì thực tế khi cấp dưới càng giỏi, họ lại càng ít nghe theo ai đó. Qua thời gian, các nhà quản lý mới cần tạo được sự tôn trọng và tin tưởng từ cấp dưới để thực hiện quyền hạn của mình. Họ cần chứng minh cho nhân viên thấy được tính cách, năng lực chuyên môn và khả năng “làm được” trước khi muốn nhân viên theo mình.
3. Kiểm soát nhân viên
Do không tự tin vào vai trò của mình, các quản lý mới thường đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối từ cấp dưới, đặc biệt trong những ngày đầu ở vai trò lãnh đạo. Dần dần họ sẽ nhận ra “tuân thủ” không phải là “cam kết”. Giáo sư có chia sẻ “ Nếu nhân viên không có sự cam kết và gắn bó, họ sẽ không nghĩ ra những ý tưởng mới và nhà quản lý không thể giao việc hiệu quả”. Thách thức dành cho nhà quản lý là xây dựng sự cam kết vì mục tiêu chung hơn là yêu cầu nhân viên nhắm mắt làm theo chỉ đạo.
4. Tập trung vào mối quan hệ cá nhân
Thay vì tập trung xây dựng các mối quan hệ cá nhân, nhà quản lý nên dồn sức xây dựng một đội ngũ đoàn kết. Khi tập trung vào các mối quan hệ một – một , các quản lý mới đã lãng quên một yếu tố cơ bản của việc lãnh đạo hiệu quả: khai thác sức mạnh tập thể để cải thiện sự cam kết và hiệu suất làm việc cá nhân . Bằng việc định hình văn hóa, các chuẩn mực và các giá trị của nhóm, nhà quản lý có thể tận dụng khả năng giải quyết vấn đề của từng cá thể tạo nên một nhóm vững mạnh.
5. Đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ
Duy trì mọi việc diễn ra suôn sẻ là một nhiệm vụ khó khăn vì nó chiếm hết thời gian và năng lượng của một nhà quản lý mới. Nhưng nếu đó là tất cả những gì một quản lý có thể làm thì họ hoàn toàn sai. Nhà quản lý mới cần phải hiểu trách nhiệm chính của họ là đề xuất và đưa ra ý tưởng mới nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của nhóm. Đây là thử thách cho các nhà quản lý mới trong việc thay đổi quy trình hay cơ cấu hoạt động của cả tổ chức vốn nằm ngoài thẩm quyền của họ. Chỉ khi hiểu được điều này, các quản lý mới thực hiện đúng vai trò trách nhiệm của một nhà lãnh đạo.