- Trang chủ
- > Sách
- > Kinh doanh
- > Sếp tốt cũng không thể khiến công việc của bạn có ý nghĩa hơn
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Sếp tốt cũng không thể khiến công việc của bạn có ý nghĩa hơn
- Tác giả:
- Thể loại: Kinh doanh
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Công việc của bạn có ý nghĩa hay không là do chính bạn, chứ không phải ai khác.
Mặc dù các vị sếp cố gắng tạo ra những điều ý nghĩa trong công việc cho nhân viên của mình nhưng có vẻ điều này không mang đến nhiều ý nghĩa.
Đây là kết quả từ khảo sát của nhà nghiên cứu Catherine Bailey tại Đại học Sussex và Adrian Madden tại Đại học Greenwich. Đầu tháng này, Bailey và Madden đã phỏng vấn 135 người từ 10 lĩnh vực khác nhau, với kết quả gây ngạc nhiên.
Họ mong đợi rằng những người trả lời phỏng vấn sẽ nói về cảm hứng họ nhận được khi làm việc với những lãnh đạo có tầm nhìn. Trong trong tâm lý học lãnh đạo có phong cách lãnh đạo biến đổi (transformational leadership). Trái ngược với đó là phong cách lãnh đạo chuyển giao (transactional leadership), là loại quản lý có công cụ củ cà rốt và cây gậy.
“Chúng tôi đã dự đoán rằng những trải nghiệm giàu ý nghĩa của nhân viên trong công việc có liên quan đến các biện pháp của nhà quản lý. Ví dụ nhân viên có sếp theo phong cách lãnh đạo chuyển giao sẽ thấy công việc của mình có ý nghĩa, còn nhân viên có sếp theo phong cách lãnh đạo biến đổi thì không,” Bailey and Madden viết.
Chính xác thì đó không phải điều họ tìm thấy. “Theo nghiên cứu của chúng tôi, chất lượng lãnh đạo hầu như không được mọi người đề cập khi miêu tả những khoảnh khắc ý nghĩa trong công việc. Tuy nhiên, những quản lý tồi là nguyên nhân hàng đầu khiến công việc không còn ý nghĩa,” Bailey and Madden nói.
Quản lý tốt thì hầu như không được nhắc đến. Nhưng quản lý tồi là thủ phạm hàng đầu khiến nhân viên chán ghét. Có rất nhiều cách để trở thành vị sếp tồi tệ, trong đó có việc nhân viên cảm giác các sếp đang buộc họ phải đi ngược lại bản năng hay giá trị cá nhân họ.
Tương tự, cảm giác có ý nghĩa không liên quan đến sự hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc hay cam kết của họ với công việc. Có thể ý thức về mục đích mỗi người tìm thấy trong công việc là điều mang tính cá nhân, độc lập với mô tả công việc hay các quyền lợi, đãi ngộ khác. Có những người lao công trong bệnh viện, họ thấy công việc của mình mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhưng cũng có những CEO lại cảm thấy công việc của họ thật vô vị. Giống như Bailey và Madden viết:
Người lao động thường phản ánh công việc của mình và đóng góp của công việc đó với xã hội với góc độ cá nhân. Mọi người có xu hướng nói về ý nghĩa của công việc liên quan đến suy nghĩ, kỷ niệm của các thành viên trong gia đình: cha mẹ, con cái, thu hẹp khoảng cách giữa công việc và đời sống cá nhân.
Có một số người hoài nghi về nghiên cứu này, rằng ngay cả những ông chủ tốt nhất cũng có thể đem lại điều tồi tệ chứ không phải tốt đẹp khi cố gắng giúp nhân viên tìm thấy những mục đích lớn hơn trong công việc của họ.
Nhưng có thể nhìn theo cách khác: Công việc của bạn có ý nghĩa hay không là do chính bạn, chứ không phải ai khác.