- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Tâm chứa thiện niệm trời phù hộ, lòng mang chân thành phúc tự đến
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Tâm chứa thiện niệm trời phù hộ, lòng mang chân thành phúc tự đến
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Người có thiện niệm sẽ được ông trời phù hộ, phúc lộc sẽ tự đến, tà ác sợ hãi mà tránh xa. Thiện niệm là hạt giống, thiện hành là đóa hoa, thiện báo chính là quả.
Mỗi người khi chào đời, đều mang trong mình một hạt giống thiện lương. Có người lựa chọn vứt bỏ nó, dần dần đi về hướng ác. Có người lựa chọn nuôi dưỡng nó, tự nhiên nó sẽ đơm hoa kết trái. Thiện tâm như hoa nở thì phúc báo cũng như suối tuôn trào.
Ông trời ưu ái người lương thiện
“Đạo đức kinh” có câu: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý rằng đạo trời không tư vị ai, chỉ gia ân cho người có đức.
‘Thiên đạo vô thân’, là vì đạo trời không có chỗ nào mà không bao lấy, không có chỗ nào mà không dung chứa, đối xử với thế gian vạn vật đều như nhau.
‘Thường dữ thiện nhân’, là vì người lương thiện tạo phúc cho chúng sinh, ban ơn cho bản thân, tự nhiên mà được ông trời ưu ái.
Đạo trời đối xử với chúng ta đều công bằng như nhau. Như vậy, có thể làm được một người thiện lương hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân chúng ta.
Bạn làm thế nào sẽ quyết định vận mệnh của mình như thế nấy; phẩm chất nội tâm cao hay thấp, sẽ quyết định tầm nhìn của bạn rộng hay hẹp.
Tâm giữ thiện niệm không phải điều gì quá khó
Không vì tiền tài mà tính toán với người, không vì lợi ích mà tổn thương người, không dùng thủ đoạn hãm hại người, không tìm cách để giày vò người.
Hãy đơn giản và đừng tính toán, hãy hiền lành và đừng ác độc, hãy chân thành và đừng dối trá.
Đối với cha mẹ thì hiếu kính; đối với bạn bè thì chân thành; đối với bạn đời thì quý trọng; đối với đồng sự thì nhiệt tình.
Trong tâm còn có thiện niệm tất sẽ được ông trời phù hộ, lòng mang chân thành phúc tự nhiên đến.
Đối xử tử tế với mọi người xung quanh, quan tâm đến những người bên cạnh, làm gì cũng phải chừa lại cho mình và cho người một con đường.
Bố thí cho người phải dùng tình thương, ban thưởng cho người phải dùng nhân ái, chỉ cần tinh thần lúc nào cũng vui vẻ thì phúc lộc cũng luôn kề bên.
Chỉ cần giữ thiện niệm, nói lời ôn hòa, là có thể cùng người khác kết một đoạn thiện duyên rồi.
Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến nhưng họa đã rời xa
Tăng Tử nói: “Người trong lòng còn có thiện niệm, cho dù phúc báo còn chưa đến, nhưng tai họa thì đã rời xa”.
Chúng ta cả đời theo đuổi cát tường như ý, có người cầu Thần bái Phật, mong được ông trời giúp đỡ. Nhưng thực ra, phúc báo không phải do người khác, cũng không phải ở một nơi nào đó, mà chính là ở sự tu hành của bản thân.
Trong “Cảnh thế thông ngôn” có ghi lại một câu chuyện nhỏ: Vào thời cổ đại, ở phía Đông thành Vô Tích có hai vợ chồng nhà Lữ Ngọc. Hai người có một cậu con trai duy nhất tên là Hỉ Nhi. Lúc Hỉ Nhi vừa được ba, bốn tuổi, khi đi xem hội đèn lồng thì bị bọn buôn người bắt cóc.
Hai vợ chồng tìm kiếm khắp nơi trong thành phố, cũng không thể tìm thấy con, đành phải tìm tới một nhà giàu có vay tiền, rồi đi ra ngoài tìm con.
Đoạn đường này núi cao nước sâu, lộ phí thì lại có hạn, Lữ Ngọc đành phải buôn bán một chút ven đường để kiếm thêm lộ phí, thật vô cùng gian nan.
Có một ngày đang đi đường thì nhặt được một bao vải màu xanh, bên trong có chứa hai trăm lượng bạc.
Lữ Ngọc mặc dù nghèo khó, nhưng biết rằng tiền tài bất nghĩa không thể lấy, liền đứng ở đó chờ đợi, cuối cùng bạc cũng được trả về cho chủ.
Người mất của vô cùng cảm kích, nhiệt tình mời Lữ Ngọc đến nhà ông ta làm khách, khoản đãi rượu quý và cơm ngon, còn muốn tặng thêm một chút tiền để tạ ơn.
Lữ Ngọc đương nhiên không chịu nhận, người mất của thấy nhân phẩm của anh ta thật đáng ngưỡng mộ, liền hỏi anh ta có con trai không, muốn cho kết đôi với con gái của mình để làm thông gia.
Nhắc tới chuyện thương tâm, Lữ Ngọc vô cùng xúc động, liền đem chuyện con nhỏ bị lạc đường, rồi phải ra ngoài tìm con như thế nào, kể chi tiết cho người kia biết.
Người mất của cũng rất đồng cảm, liền muốn giao lại đứa bé sai vặt cho Lữ Ngọc, để làm con nuôi phụng dưỡng sau này. Ông trời có mắt, đứa bé sai vặt mà người mất của giao cho Lữ Ngọc lại chính là Hỉ Nhi.
Câu chuyện kết thúc có hậu, Hỉ Nhi cùng con gái của người mất của ký kết hôn ước, sau khi hai người kết hôn, con cái của bọn họ cũng đều thành đạt.
Có thể thấy thiện tâm làm việc thiện, không chỉ ban ơn cho bản thân, còn giúp cho gia đình thịnh vượng, thậm chí tạo phúc cho con cháu đời sau.
Đây chính là: ‘Người lương thiện thì có phúc báo, người chân thành thì hay gặp may’. Trong tâm còn có thiện niệm tất sẽ được ông trời phù hộ, lòng mang chân thành phúc tự nhiên đến.