• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tản mạn
  • > Thay đổi thói quen để kiếm nhiều tiền hơn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Thay đổi thói quen để kiếm nhiều tiền hơn

Thay đổi thói quen để kiếm nhiều tiền hơn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tản mạn
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Dưới đây là câu chuyện có thật và những chia sẻ này là do chính nhân vật chia sẻ lại. Chắc chắn sau khi đọc xong, sẽ mở ra cho bạn nhiều suy nghĩ tích cực hơn. Đặc biệt nếu bạn đang trong vòng luẩn quẩn không như ý.
Han-Gwon Lung là nhà sáng lập kiêm CEO Tailored Ink - một công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến viết lách cho các doanh nghiệp. Trên Entrepreneur, Lung đã chia sẻ chặng đường nghề nghiệp trong 5 năm qua.  
 
Năm 2010, tôi tốt nghiệp cử nhân Văn học Anh. Tôi có rất nhiều ước mơ nhưng lại gần như chẳng có gì trong hồ sơ xin việc. Tôi muốn trở thành một nhà văn, nhưng chưa có nổi một tác phẩm nào xuất bản của riêng mình. Bạn cũng có thể tưởng tượng những năm sau đó của tôi vất vả đến thế nào rồi đấy. Từ năm 2010, tôi đã thất nghiệp 3 lần, tổng cộng 13 tháng; không trụ được ở đâu quá một năm và đổi tới 3 công việc, một lần bị sa thải.
 
Trong khi phần lớn bạn bè đã ổn định công ăn việc làm và còn thăng chức, tôi vẫn sống với bố mẹ và theo đuổi vài công việc tự do. Tôi từng có một công việc tuyệt vời mà mình mơ ước, nhưng lại bị sa thải sau 6 tháng vì không làm tốt nhiệm vụ.
 
Sau đó, tôi tự nhủ phải làm vài cách mới để thay đổi cuộc đời mình. Chỉ trong 2 tháng, tôi làm việc hơn 50 tiếng mỗi tuần với khách hàng, kiếm hàng trăm nghìn USD - hơn gấp đôi mức lương cũ ở công việc trước. Và hiện tại, sau gần một năm, tôi đã kiếm được hơn gấp 3.
 
Dĩ nhiên, bạn không cần phải làm những điều lớn lao như dời núi để biến việc này thành hiện thực. Chỉ cần áp dụng vài thói quen mới mà thôi. Dưới đây là 5 điều quan trọng nhất tôi đã làm sau khi bị sa thải:
 

1. Học cách bán hàng

 
Phần lớn mọi người không có tư duy kinh doanh. Tôi cũng vậy. Thay vì ngồi xuống và bỏ thời gian học cách bán dịch vụ của mình, tôi lại cho rằng mình có thể dùng uy tín và sự xuất sắc để bù lại. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
 
Tác giả nổi tiếng - Daniel Pink từng nói trong xã hội siêu kết nối ngày nay, tất cả chúng ta đều là người bán hàng. Nói cách khác, nếu không học cách bán hàng, tức là bạn đang bán rẻ bản thân mình.
 

2. Dành một giờ mỗi ngày cho một công việc mới

 
Sau khi nhìn khắp lượt mục "Thư đã gửi", tôi phát hiện ra những email mình viết ngắn nhất, súc tích nhất lại là những cái được trả lời nhanh nhất. Vì thế, tôi viết sẵn một email mẫu và tùy chỉnh nó theo từng công việc mình nộp đơn.
 
Việc này đã có kết quả. Giờ đây, với mỗi 5 email công việc gửi đi, tôi lại nhận được từ một đến 2 câu trả lời. Và tôi nộp đơn tìm việc mới mỗi ngày. Tôi cũng sử dụng mẫu thư này trên cả tài khoản LinkedIn nữa.
 

3. Lập mục tiêu giờ

 
Giải sử bạn làm việc cho một hãng tư vấn với lương 50.000 USD một năm, tương đương 25 USD mỗi giờ. Nếu được tăng 5% lương mỗi năm, bạn sẽ nhận được hơn 63.800 USD sau 5 năm, tương đương 32 USD mỗi giờ.
 
Nhưng cứ tưởng tượng nếu làm việc tự do, năm đầu, bạn hãy tính phí 50 USD mỗi giờ, chỉ để xem có thể có khách hàng với mức giá đó hay không thôi. Nếu có, năm tới, hãy lấy 60 USD mỗi giờ. Theo đó, đến cuối năm thứ 5 làm tự do, bạn có thể tính tới 100 USD mỗi giờ và có mức lương 6 con số. Nếu bạn thực sự tin rằng mình có dịch vụ vượt trội, thì tại sao không lấy phí cao?
 

4. Từ chối khách hàng xấu

 
Nếu làm việc cho một công ty, chẳng còn gì khủng khiếp hơn là gặp phải một khách hàng tệ. Với ngành B2B (doanh nghiệp mua bán với doanh nghiệp), mỗi khách hàng xấu đều là điểm chết. Khi bạn chỉ có 10-20 khách hàng, bạn không thể lãng phí 80% thời gian chỉ để trông chừng vài người đóng góp 20% doanh thu được. Nói cách khác, hãy đảm bảo bạn chỉ làm việc với những người sẵn sàng trả đúng số tiền bạn đặt ra.
 

5. Làm việc mình yêu thích và được trả lương

 
Mọi người thường tranh cãi liệu bạn nên làm điều mình thích hay làm việc được trả lương? Tôi hy vọng chẳng ai phải chọn nó.
 
Nếu bạn thực sự tin rằng "chẳng ai thích công việc của mình", bạn đang ôm lấy suy nghĩ dễ phá hoại bản thân nhất thế giới rồi đấy. "Công việc" là cái bạn sẽ làm 8 tiếng mỗi ngày, 5 hoặc 6 ngày mỗi tuần, cho đến khi nghỉ hưu. Vì thế, sao phải chọn giữa đam mê và tiền bạc? Hãy làm cái gì đó đạt cả 2 tiêu chuẩn ấy. Chúng có giao nhau đấy.
 
Việc của bạn là phải tìm ra điểm giao ấy. Và chẳng có tấm bản đồ nào cho nó đâu.
Bạn nên đọc
Quảng cáo