- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Tích của không bằng tích đức
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Tích của không bằng tích đức
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Người Trung Quốc cổ đại có câu châm ngôn, “Không thể lừa nổi Trời. Ông biết suy nghĩ của một người trước cả khi người đó nghĩ ra”. Nhiều người đã được tưởng thưởng vì trái tim yêu thương của họ và nhiều người đã bị trừng phạt vì những suy nghĩ xấu xa của họ. Ở hiền gặp lành, tích đức thì con cháu sẽ được thịnh vượng đời đời.
Trong thời nhà Minh, Vương Trung Thừa là một vị quan nắm quyền có ảnh hưởng rộng trên các khu vực Quảng Đông và Quảng Tây.
Một hôm, ông phát hiện thấy 340.000 lượng bạc (một lượng bằng khoảng 1.3 ounce) dư ra khi tiến hành kiểm toán kho bạc. Bộ Hộ đã cân đối tài khoản và mọi chi phí đã được thanh toán xong. Phần thặng dư này là sản phẩm của những năm giảm chi tiêu quân sự trong thời bình và không văn phòng nào có bất cứ giấy tờ gì về số tiền dư ra này.
Ông đã dự định viết một báo cáo cho triều đình về phát hiện của mình. Một trong những người bạn cũ của ông khuyên ông, “Ông cũng biết rõ về việc làm một quan chức liêm khiết. Số thặng dư này không phải do biển thủ, tham ô từ chính phủ trung ương cũng không phải do ai làm ra mà có. Tại sao ông không báo cáo 300.000 thôi còn giữ lấy 40.000 cho bốn đứa con trai của ông? Nó không tổn hại gì đến lòng trung thành của ông đối với đất nước này “.
Vương mỉm cười và nói, “Việc này giống như một góa phụ đã giữ gìn sự tiết hạnh sau cái chết của chồng mình trong 30 năm rồi mà nay lại để mất nó đi chỉ vì lợi ích cho những đứa con. Đó không phải là điều đáng thương sao?”.
Ông đã viết một báo cáo chính xác và bàn giao không thiếu một lượng bạc nào. Người dân ca ngợi ông vì là một vị quan thực sự cao quý, và ông đã được bổ nhiệm làm tổng đốc trong nhiều năm. Con cháu của ông kiếm được nhiều vị trí chính thức trong triều đình thông qua các kỳ thi quốc gia, và gia đình ông thịnh vượng hết thế hệ này qua thế hệ khác.
Ngược lại, có một vị quan trong khu vực Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang ngày nay, người này đã biển thủ hơn một trăm ngàn lạng bạc. Sau khi nghỉ hưu, ông ta đã mua nhiều khu đất lớn tại quê hương của mình và trở thành người giàu nhất trong thị trấn. Tuy nhiên, ông ta đã có những giấc mơ lặp đi lặp lại, trong mơ ông nội của ông cảnh báo cho ông về một sự trừng phạt sắp tới, nhưng ông ta không tin điều đó.
Con trai duy nhất của ông ta và đứa cháu nội độc nhất đã phung phí tiền bạc vào uống rượu, cờ bạc và gái mại dâm. Cả hai đều chết trẻ. Chẳng bao lâu sau cái chết của họ, viên quan về hưu này đã bị đột quỵ và bại liệt. Tất cả tài sản của ông ta cuối cùng đã được bán và của cải đều mất hết, nhưng đó vẫn chưa phải là cái kết. Ông ta còn phải đối mặt với những hình phạt khủng khiếp hơn nữa trong địa ngục.
Xây dựng đức hạnh là chìa khóa để thành công. Suy nghĩ ngay chính của Vương Trung Thừa và ý muốn tham lam của viên quan tham nhũng đã xác định hành vi của họ và đem đến các kết quả tương xứng. Luật trời phán xét tất cả mọi thứ, khen thưởng và trừng phạt con người một cách công bằng.