- Trang chủ
- > Sách
- > Nuôi dạy con
- > Trẻ em học cách nói dối như thế nào
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Trẻ em học cách nói dối như thế nào
- Tác giả:
- Thể loại: Nuôi dạy con
- Nguồn: internet
- Ngày cập nhật: 31/05/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học McGill đã tìm hiểu sự thay đổi về quan niệm đạo đức của trẻ em trong quá trình lớn lên, và xem xét nhận thức về sự thật và dối trá của chúng thay đổi như thế nào theo thời gian.
“Xem xét cách trẻ nhìn nhận sự trung thực và lừa dối sẽ giúp có cái nhìn sâu sắc hơn vào sự phát triển đạo đức và xã hội trong các giai đoạn khác nhau“, Victoria Talwar, giám đốc sở Giáo dục và Tư vấn Tâm lý của Đại học McGill nói.
“Các bậc cha mẹ thường nói với con cái rằng nói dối là xấu, nhưng đồng thời họ cũng hay “nói dối” để cuộc sống dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào tuổi của mỗi đứa trẻ mà điều này khó hiểu nhiều hay ít với chúng“.
Victoria cho biết thêm, họ hứng thú với nhận thức của trẻ em về sự thật và lừa dối, vì không phải tất cả lời nói dối đều có hậu quả tiêu cực với người khác và không phải tất cả lời nói thật đều có hiệu quat tích cực, họ thật sự tò mò muốn biết trẻ em ở tuổi nào bắt đầu hiểu được điều này.
Các nhà khoa học đã phân tích hành vi của gần 100 đứa trẻ trong độ tuổi từ 6-12 khi xem một loạt phim ngắn về các trường hợp nói thật hoặc nói dối. Trong đó, có những tình huống nói dối sẽ gây hại cho người khác, một số lại để giúp người đang có suy nghĩ tiêu cực. Các nhà khoa học còn đưa ra các video nói thật khác nhau, gồm cả “mách lẻo”, nêu bật việc sự thật cũng có thể gây hại cho người khác.
Sau đó, những đứa trẻ được hỏi rằng các nhân vật trong video trung thực hay gian dối, và chọn những hành vi cụ thể nào nên được khen thưởng hoặc bị phạt.
Nhìn chung, những đứa trẻ dễ dàng phân biệt giữa sự thật và dối trá, bất kể tuổi tác. Tuy nhiên, trong việc quyết định hành vi nào đáng được thưởng hay bị lên án, các nhà nghiên cứu ghi nhận 2 sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi.
Trong tình huống “giả nhận tội”, tức là một người sẽ nhận trách nhiệm cho việc mà người khác làm, có nhiều em nhỏ xem đó là hành vi tiêu cực hơn các em lớn hơn. Trường hợp mách lẻo cũng cho kết quả tương tự.
Trong khi quan niệm của nhóm trẻ nhỏ tuổi khá đơn giản, chúng luôn coi sự thiếu trung thực là “xấu”, thì nhóm trẻ lớn tuổi hơn lại có cái nhìn tinh tế và sẽ cân nhắc ý định và kết quả của mỗi tình huống.
Nhóm trẻ nhỏ tuổi có thể đã đưa ra quyết định dựa trên những gì các bậc phụ huynh đã nói với chúng, phản ánh cái nhìn rõ ràng của trẻ giữa nói dối và nói thật như đen và trắng.
“Càng lớn tuổi, trẻ em càng quan tâm hơn vào hậu quả của những hành động này. Họ cũng có khả năng để bắt đầu xem xét những mục đích đằng sau lời nói“, Shanna Mary Williams nói.