• Trang chủ
  • > Sách
  • > Gia đình
  • > Triết lý: Kính vợ đắc thọ, nể vợ sống lâu
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Triết lý: Kính vợ đắc thọ, nể vợ sống lâu

Triết lý: Kính vợ đắc thọ, nể vợ sống lâu

  • Tác giả:
  • Thể loại: Gia đình
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Càng có thiên hạ trong tay, quyền lực to lớn, càng phải biết trân trọng và bảo vệ những người ở bên như Tào Tháo từng làm.

Trong Tam Quốc, nếu nói đến ai là người khó đánh giá nhất thì không thể bỏ qua nhân vật Tào Tháo - vị đại tài của thịnh thế, gian hùng của loạn thế do các nhà phê bình kỳ cựu thừa nhận.
 
Người đời gọi ông hai tiếng "gian hùng" được chia thành 2 nghĩa: "Gian" của gian trá, và "Hùng" của anh hùng. Sự kết hợp hoàn hảo của hai từ tưởng chừng trái ngược nhau lại miêu tả trọn vẹn và đầy đủ nhất về tính cách con người của Tào Tháo.
 
Muốn nhận xét, trước hết phải thấu tỏ. Đặt vào bối cảnh cuối thời Đông Hán lúc bấy giờ, quần hùng tranh đấu, các thế lực quân phiệt nổi lên khắp nơi. Nếu không thể biến thành mãnh thú thì chỉ có thể chờ người khác tới "làm thịt", đây chính là đạo lý sống còn trong mỗi cuộc chiến tranh.
 
Mạng sống còn khó giữ, lấy đâu ra gốc rễ để yên phận trung thành? Chính vì thế, để bảo đảm và không ngừng khuếch trương quyền lợi của mình, việc Tào Tháo trở thành gian hùng là điều không khó lý giải.
 
Cho dù nguyên nhân và kết quả cuối cùng ra sao, những hành động xấu của Thái tổ Vũ Hoàng đế này cũng không thể tẩy sạch. Thế nhưng, không vì những điểm tối mà chúng ta bỏ quên những điểm sáng trong con người ông. Đó chính là bản lĩnh chính trị và quân sự kiệt xuất, là biệt tài dùng người và trọng người, cũng là một người chủ gia đình có tâm, có tình, biết chăm lo cho thê tử.
 
Nhận xét về tình cảm của Tào Tháo, có người đã dùng 7 chữ sau: "Đa tình, thâm tình, cũng trường tình."
 
Người ta có câu: "Anh hùng khó qua ải mỹ nhân". Tào Tháo cũng vậy, ông nổi danh là một người phong lưu, yêu giang sơn và yêu cả mỹ nhân. Nhưng người đẹp lọt vào mắt ông chiếm số lượng lớn, bản tính đa tình.
 
Khi thu phục tướng lĩnh đối địch Trương Tú, Tào Tháo thấy thím của vị này là Châu thị có nhan sắc hơn người nên cưỡng ép đòi "thu nhận", khiến Trương Tú vừa hàng lại phản, dẫn binh đòi truy sát Tào Tháo.
 
Chính vì bản tính đa tình lần này, Tào Tháo buộc phải để con trai trưởng Tào Ngang yểm trợ phía sau, cuối cùng chết dưới gươm đao. Thê tử lúc đó của Tào Tháo là Đinh phu nhân đau khổ và giận dữ không thôi, dọn đồ bỏ về nhà mẹ đẻ.
 
Tào Tháo bỏ hết mặt mũi và kiêu ngạo, ba lần bốn lượt tới nhà bà hối lỗi, mong được tha thứ để đón vợ về nhưng do nản lòng thoái chí, đánh mất đứa con nuôi yêu thương, Đinh phu nhân kiên quyết từ chối, cho rằng tình cảm đã cạn, nên dừng lại ở đây.
 
Nghe vậy, Tào Tháo không hề tức tối mà đến gặp bố vợ để xin phép, nếu sau này Đinh phu nhân có tìm được người nào tâm đầu ý hợp khác, hãy cứ cho phép, không cần bận tâm đến ông.
 
Sau đó một thời gian, Biện phu nhân được Tào Tháo đưa lên vị trí thê tử. Tuy xuất thân nghèo nàn nhưng bà là người hiểu đại nghĩa, hiền lương thục đức nên rất được Tào Tháo tôn trọng.
 
Có một lần nghe tin Biện phu nhân rất thèm mận xanh của quê hương, ông ta lập tức cử người tới Sơn Đông lấy giống về trồng ngay trong hậu viện nhà mình. Đến ngày cây mơ chín tỏa hương gần xa, Biện phu nhân vô cùng cảm động.
 
Có thể thấy rằng, ở trên chiến trường, Tào Tháo có thể là một gian hùng giết người không chớp mắt, nhưng khi trở về gia đình, ông chỉ là một người chồng bình thường, tuy đa tình nhưng cũng rất thâm tình.
 
Đến tận trước khi lâm chung, ngoài vấn đề quốc gia, quân cơ đại sự, Tào Tháo vẫn không quên sắp xếp hợp lý cho gia đình: "Mấy người phụ nữ của ta cả đời vất vả, sau khi ta chết, cho họ ở lại đài Đồng Tước, không được ngược đãi, phải phân phát hương quí cho họ, để tránh lãng phí, dạy họ đan giày cỏ để kiếm thêm ít tiền..."
 
Có một số sách còn ghi lại rằng, Tào Tháo dặn thêm: "Mồng 1 và ngày rằm hàng tháng, nhớ hướng về lăng mộ của ta để nhảy múa để ta nhìn ngắm các nàng."
 
Không còn âm mưu quỷ kế, không còn toan tính thiệt hơn, những lời nói cuối cùng của Tào Tháo không giống Ngụy Vương nắm trong tay giang sơn mà chỉ là một người cha già, phó thác hậu sự cho vợ con sau này. Đằng sau cả cuộc đời gian hùng, người ta mới được chứng kiến một mặt tình cảm dịu dàng của ông.
 
Nhiều người cho rằng, hành động này của Tào Tháo làm mất bản sắc anh hùng, vướng bận nhi nữ tình trường quá mức. Nhưng bản sắc anh hùng làm sao bằng bản chất con người, bằng tình cảm trân trọng trong lúc sinh tử biệt ly. Có cả thiên hạ trong tay, quyền lực to lớn đến mấy thì bảo vệ, trân trọng những người bên cạnh mình chính là điều cơ bản nhất.
Bạn nên đọc
Quảng cáo