• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền

Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 12/12/2019
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khi mà bạn còn phải dựa vào làm việc cần cù vất vả để kiếm được tiền, điều đó có nghĩa là bạn đã thua ở vạch xuất phát!

Chúng ta làm việc cần cù chăm chỉ, đến khi vừa quay sang nhìn, người khác đã kiếm được nhiều tiền hơn chúng ta rồi. Một sự thật tương đối tàn nhẫn là nếu không thay đổi tư duy, chúng ta sẽ chẳng giàu lên nổi đâu.

Kiếm tiền rốt cuộc phụ thuộc vào điều gì? Năng lực, quan hệ hay những yếu tố khác?

Trên đời này, nếu như bạn muốn chứng minh một quan điểm nào đó đúng, bạn phải loại bỏ mọi khả năng có thể xảy ra, nhưng nếu bạn muốn chứng minh một quan điểm sai lầm, bạn chỉ cần một ví dụ đi ngược lại với nó. Quan điểm mà rất nhiều người muốn chứng minh là kiếm tiền cần có năng lực vượt xa người bình thường, thật ra chúng ta có thể đưa ra vô số ví dụ đi ngược để phản đối quan điểm này.

Hầu hết khác biệt về sự giàu có đến từ cơ duyên trùng hợp

Hồi xưa có rất nhiều bạn cùng lớp của chúng tôi ra nước ngoài để du học, tất cả đều được nhận vào các trường có tiếng, còn đám học sinh "thường thường" như chúng tôi bị bỏ lại trong nước.
10 năm thấm thoắt trôi qua, đám có sức học "thường thường" như chúng tôi vẫn chưa làm nên việc gì trong nước cả, bởi vì sắp cưới vợ sinh con nên buộc phải mua nhà, sau đó thì phát tài luôn.
Vì vậy, tôi thường nói đùa rằng, đặc điểm tiêu biểu của thời đại chúng tôi chính là kết hôn càng sớm càng kiếm được nhiều tiền. Bởi vì chúng tôi đã bắt kịp với việc tăng giá nhà đất hàng thập kỷ của đất nước. Còn những người bạn cùng lớp đã học ở nước ngoài nhiều năm có thể sẽ tương đối não ruột hơn, khi về nước chắc một căn nhà họ cũng không thể mua nổi. Việc này là do năng lực của chúng tôi giỏi ư? Không phải vậy, chính xác là năng lực của chúng tôi quá kém, quá bình thường, nên chỉ có thể kiếm tiền lớn.

Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền: Đều bận rộn như nhau, cùng một kiểu cơ hội và năng lực nhưng 

Đương nhiên, những người thi đậu vào trường đại học có tiếng sau đó đi làm như chúng tôi cũng rất sầu não nhận ra: khi vừa trở về quê nhà, chúng tôi không bằng những người bạn không thi đậu đại học.
Bởi vì họ không học đại học, cho nên họ vẫn thuộc hộ gia đình nông thôn, sau này một phần lớn diện tích đất nước được đô thị hóa, họ chẳng những chia nhau số tiền lớn thu hồi đất, mà còn còn chia nhau chục ngôi nhà! Chúng tôi, những người thi đậu đại học sầu não vì đều thuộc hộ khẩu thành phố, không đủ quyền chia đất đai nên đành trở thành những kẻ ngồi nhìn.

Còn có rất nhiều bạn học vừa tốt nghiệp trung học đã bắt đầu bôn ba khắp nơi, tiếp xúc với xã hội sớm hơn, làm các công việc về lĩnh vực ngoại thương sớm hơn, hoặc đơn giản là làm nhà thầu. 10 năm trôi qua với ngành bất động sản kiếm được nhiều tiền nhất, số tiền mà họ kiếm được cao hơn rất nhiều so với chúng tôi. Yếu tố nào quyết định điều này? Là năng lực ư? Không đúng. May mắn cũng được, cơ duyên cũng không sai, dù sao chắc chắn không phải là năng lực.
Thật ra có khá nhiều những ví dụ như thế này. Chúng ta làm việc cần cù chăm chỉ, đến khi vừa quay sang nhìn, người khác đã kiếm được nhiều tiền hơn chúng ta rồi, lái BMW rong ruổi trên đường và cưới vợ đẹp về nhà. Bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này? Vẫn sẽ cho rằng năng lực là yếu tố chủ yếu để làm ra tiền? Cho nên rất nhiều người nói với tôi rằng, để kiếm tiền lớn phải làm cho bản thân vô cùng có năng lực, tôi thật sự chưa bao giờ tán đồng.
Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền: Đều bận rộn như nhau, cùng một kiểu cơ hội và năng lực nhưng 

Điểm khác nhau giữa "mưu sinh" và "kiếm tiền"

Vì sao đều bận rộn như nhau, nhưng có người nếm quả ngọt, người lại nhận trái đắng?
Vì sao cùng một kiểu cơ hội và năng lực, nhưng có người vô cùng giàu có, người chỉ đủ sống qua ngày?
Khi người ta nhắc đến ông chủ thường sẽ dùng từ "kiếm tiền" để hình dung, còn khi nói đến những người làm thuê sẽ dùng từ "mưu sinh" để miêu tả. Nhưng liệu có ai biết được bản chất bên trong của hai từ này?
Mưu sinh có nghĩa là bạn phải dùng đôi tay của mình để vất vả làm việc, bạn cần phải trực tiếp dựa vào việc "bán" các kỹ năng và nguồn lực của mình để đổi lấy thù lao, quá trình này lấy điểm khởi đầu là vật chất, điểm kết thúc cũng là vật chất. Vả lại thù lao này chỉ tỷ lệ thuận với cách bạn làm việc, mà thời gian và sức lực dùng cho công việc của bạn có hạn, nên thù lao bạn có thể nhận được sẽ tương đối ít.
Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền: Đều bận rộn như nhau, cùng một kiểu cơ hội và năng lực nhưng 


Công thức của "mưu sinh" là: vật >> tiền >> vật (theo chiều giảm xuống)

Ví dụ như nông dân dựa vào trồng trọt, công nhân dựa vào thể lực, bác sĩ dựa vào kỹ năng, nhà văn dựa vào ngòi bút, giáo viên, luật sư, v.v... Họ đều thuộc về cách thức mưu sinh này.
Cho nên, những người bình thường chỉ có thể tìm một công ty để làm việc và "bán" kỹ năng của mình đổi lấy tiền bạc. Tuy nhiên, thời gian và sức lực của người bình thường gần như ngang nhau, nguồn lực mà họ có thể "bán" ra đều không khác là bao, do đó để làm cho nguồn lực của mình được "bán" ở mức giá tốt hơn, họ chỉ có thể cải thiện và nâng cao kỹ năng, trình độ của mình.

Nếu như bạn thuộc kiểu người này và muốn đi lên, hoặc là bạn học tập cho mình những kỹ năng cao hơn, ít người có hơn, hoặc là bạn phải thông qua việc yêu thích động não, biết cách làm người, thực hành thật nhiều để nâng cao năng lực thực tiễn của bản thân.

Đây chính là lý do vì sao các bậc cha mẹ thường mong muốn con mình học giỏi, vì sao lương của sinh viên tốt nghiệp đại học loại ưu lại cao hơn những người thiếu trình độ.

Ngoài ra, một số người còn có nguồn lực hiếm có khác, chẳng hạn như ngoại hình. Những người bình thường có ngoại hình ưa nhìn, có thể nhận về nhiều hơn trong các mối quan hệ, công việc, cuộc sống thường ngày; nếu như ưa nhìn lại còn thêm khoản may mắn thì có thể gia nhập giới giải trí, sau khi nổi tiếng thì họ trở thành "nguồn lực" khan hiếm, giá trị bản thân cao hơn nhiều so với người bình thường.
Nhưng với một người bình thường mà nói, mỗi ngày họ phải dựa vào đôi tay làm việc, thậm  chí có lúc mệt mỏi, chịu bao nhiêu là áp lực hay bóc lột mới kiếm được một chút tiền lương ít ỏi. Vả lại một khi họ không làm nữa, thì tiền sẽ không còn nữa. Ngoài ra, tốc độ mà họ làm ra tiền nhanh hơn tốc độ tiền rớt giá hay không?
Chúng ta hãy tiếp tục xem xét về "kiếm tiền".

Kiếm tiền là sử dụng tiền để mua vật chất rồi sau đó bán đi và lấy lại tiền. Đồng thời dùng tiền để đầu tư khiến cho tiền sinh tiền.

Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền: Đều bận rộn như nhau, cùng một kiểu cơ hội và năng lực nhưng 


Công thức của "kiếm tiền" là: tiền << vật << tiền (theo chiều tăng lên)

Mặc dù kiểu người này không trực tiếp sở hữu nguồn lực, họ không hiểu về công nghệ cũng không có sở trường, nhưng họ thường sử dụng bộ não của mình để sắp xếp phân bổ nguồn lực, thông qua tối ưu hóa nguồn lực để làm ra tiền, các ông chủ chính là kiểu người này.

Kiếm tiền có một tiền đề không thể thiếu, đó chính là sử dụng trí tuệ, tầm nhìn của mình để tạo ra một hình thức trạng thái lao động. Chẳng hạn như tạo dựng công ty, kinh doanh sản phẩm hoặc tài năng đặc biệt, tạo vốn,... sau đó chủ yếu dựa vào việc phân bổ nguồn lực để kiếm tiền. Thật ra nguồn lực là của ai không quan trọng, quan trọng phụ thuộc vào cách bạn phân bổ như thế nào.

Những người làm công việc đầu tư - tập hợp, sắp xếp - vận hành - sản xuất nguồn lực chính là các ông chủ, đương nhiên cũng bao gồm nhà doanh nghiệp và người sáng lập.

Như vậy ngay cả khi bạn không làm gì, mỗi ngày nằm tắm nắng trên bãi biển, của cải cũng sẽ như những quả cầu tuyết càng không ngừng lăn càng to ra. Đây mới là ý nghĩa thật sự của việc gia tăng sự giàu có, điều quan trọng là bạn phải làm cho nó trở thành một vòng tuần hoàn, thì giá trị và của cải được làm ra sẽ như cầu tuyết càng lăn càng to.
Đó là điểm khác nhau về tư duy tài chính giữa hai kiểu người.
Cũng có thể nói tài chính là thiên thần, bởi vì nó có thể giúp những người cần tiền làm ra tiền; nhưng tài chính cũng là ma quỷ, vì nó khiến những người lắm tiền lại càng có nhiều tiền hơn, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đã ngày càng lớn, và sau này sẽ còn rộng lớn thêm.

Mưu sinh: Tôi có sức lực, bất cứ ai trả tôi tiền, tôi sẽ làm việc cho người đó (người làm thuê)

Kiếm tiền: Tôi có trí tuệ, tôi cần phải khiến tiền trở nên nhiều hơn (người lập nghiệp)

Tư duy làm giàu khác biệt giữa mưu sinh và kiếm tiền: Đều bận rộn như nhau, cùng một kiểu cơ hội và năng lực nhưng 

Do đó, mưu sinh chỉ nằm ở mức thấp. Nếu như không hiểu rõ ý nghĩa bên trong, rất khó để có cơ hội trở mình, mà chỉ có thể vật lộn với cuộc sống.
Vì vậy người xưa có câu: ngựa không cỏ để ăn đêm sẽ chẳng béo, người không có khoảng thu nhập thêm sẽ chẳng giàu. Khi mà bạn còn phải dựa vào làm việc cần cù vất vả để kiếm được tiền, điều đó có nghĩa là bạn đã thua ở vạch xuất phát!

Giàu to nhờ bởi số trời, giàu nhỏ là bởi cả đời siêng năng

Đối với cuộc đời làm giàu của một người mà nói, năng lực và tính chuyên nghiệp mới là quan trọng hơn. Bởi vì việc đầu tư, kiếm tiền lớn là tùy cơ, ngẫu nhiên và không thể đoán trước, xác suất rất thấp, dẫn đến hầu hết mọi người đều gặp khó khăn để có cơ hội giàu lên. Nên mọi người thường muốn tập trung vào mức thu nhập ổn định trong tầm khả năng của mình, kiếm tiền nhỏ mới là phần việc mà khả năng của họ có thể thực hiện được.

Từ trước đến nay kiếm tiền lớn đều do duyên số, nhưng kiếm tiền nhỏ lại cần năng lực cực kì mạnh mẽ. Tất nhiên thông qua việc tích lũy tiền nhỏ, cộng với cơ hội và may mắn, một số người vẫn có thể kiếm tiền lớn, nhưng điều kiện là bạn cần thông qua tinh thần làm việc chuyên nghiệp và sự chăm chỉ của mình để kiếm đủ tiền nhỏ mới được.

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn nên đọc
Quảng cáo