- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Vì sao chúng thích nói xấu sau lưng người khác?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Vì sao chúng thích nói xấu sau lưng người khác?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Tất cả chúng ta đều đã từng nói sau lưng người khác theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Ban đầu, những câu chuyện có thể diễn ra theo chiều hướng tốt. Chúng ta có thể chia sẻ về gia đình, cuộc sống cá nhân nhưng khi đề cập đến công việc, chúng ta rất dễ dàng sa vào việc “kể xấu” một người nào đó trong công ty mà không thể kiểm soát. Chúng ta kể một cách hào hứng, lôi ra đủ mọi sai lầm của họ và rồi kết luận rằng có lẽ những gì mà họ đạt được chưa chắc đã phản ánh đúng năng lực thực sự. Thậm chí, chúng ta còn tự tin so sánh những mặt xấu của họ với những mặt của chúng ta mà chúng ta thấy là tốt hơn họ.
Có một câu nói như thế này, “có hai loại người trên thế giới: “những người mà chia thế giới làm hai loại người và những người không làm như vậy”. Có rất nhiều người thuộc nhóm đầu tiên và cách chia của họ đó là thế giới sẽ bao gồm “những người kiểu giống mình” và những người chẳng giống mình gì cả. Chúng ta luôn tìm kiếm những người giống mình và làm đủ mọi cách để loại bỏ những người mà chẳng có chút gì giống chúng ta. Xuyên suốt các nền văn hóa và lịch sử, bộ não của chúng ta ghét người khác như một bài báo cùng tiêu đề trên tờ Nautilus đã khẳng định.
Dưới đây là một số lý do tại sao một số người lại thích nói xấu người khác đến vậy:
1. Hạ người khác để đưa mình lên
Eleanor Roosevelt đã từng nói, “Người vĩ đại bàn luận về các ý tưởng. Người bình thường bàn luận về các sự kiện. Người nhỏ nhen bàn luận về con người”. Rất nhiều người nói xấu người khác chỉ vì ghen tỵ với thành tích và những gì người khác đạt được. Chính vì vậy, chúng ta tìm mọi cách để giảm nhẹ thành công của họ bằng cách rêu rao những lời đồn đại không chính xác về năng lực hay tiết lộ lộ đời sống riêng tư của họ cho các đồng nghiệp. Bằng cách này, chúng ta cảm thấy rằng bản thân được an ủi và có vẻ như tốt đẹp hơn những người khác.
Chẳng hạn, chúng ta có thể bắt đầu với các câu đại loại như “cậu ta vào được trường này nhưng nghe nói là phải nhờ bố mẹ giúp đỡ”, “anh ấy xuất sắc quá nhưng mà hình như cuộc sống vợ chồng không mấy em ấm”, “cô ấy được thăng chức rồi nhưng chưa chắc đã là vì cô ấy có năng lực thực sự”… Dường như chúng ta công nhận khả năng của người khác nhưng lại thêm vào từ “nhưng” để lật ngược lại cái mà chúng ta đã thừa nhận.
2. Khi buôn chuyện là sở thích
Buôn chuyện là một trong những hành vi phổ biến ở môi trường làm việc. Những cuộc buôn chuyện có thể kéo dài đến hàng giờ với vô vàn chủ đề khác nhau như gia đình, tình yêu, các mối quan hệ, công việc, thời trang hay phim ảnh. Chúng ta nêu quan điểm, ý kiến, phán xét một cách tích cực hoặc tiêu cực và không bao giờ hết chuyện để buôn cả.
Nói sau lưng người khác khi buôn chuyện là việc khó tránh khỏi. Bởi, khi câu chuyện đang lên đến cao trào, chúng ta sẽ càng muốn nêu ra quan điểm của mình hơn thay vì tìm cách kìm nén chúng trong lòng, giống như quán tính vậy.
3. Không biết giữ bí mật
Bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh kể một bí mật thầm kín cho một đồng nghiệp và rồi sáng hôm sau, cả công ty đều biết chưa? Chắc hẳn, lúc đó bạn đã thề rằng sẽ không bao giờ chia sẻ bất cứ điều gì cho người đó nữa?
Chia sẻ bí mật của bạn cho người khác có thể là một ý hay để tìm kiếm sự đồng cảm hoặc giải tỏa cảm xúc. Tuy nhiên, hãy thận trọng vì rồi sẽ có một ngày, khi bạn vượt xa đồng nghiệp của mình, họ sẽ sử dụng bí mật của bạn để hạ thấp bạn trước mặt người khác đấy.