- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sinh tồn
- > Việc bắt buộc phải làm nếu muốn sống sót khi thoát thân ở toà nhà cao tầng
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Việc bắt buộc phải làm nếu muốn sống sót khi thoát thân ở toà nhà cao tầng
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sinh tồn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 29/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Tòa chung cư cao 27 tầng tại London bùng cháy ngay trong đêm được đánh giá là "sự cố chưa từng có" tại đây. Theo truyền thông Anh đưa tin, có khoảng 600 người bị mắc kẹt bên trong, con số thương vong rất lớn.
Thậm chí, những người chứng kiến còn cho biết họ đã thấy một người đàn ông gào thét trong tuyệt vọng, rồi ôm tấm nệm nhảy xuống từ tầng 27.
Số phận của người đàn ông này hiện vẫn chưa có thông tin. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm rõ một điều: việc ôm nệm nhảy xuống từ tầng 27 khi có cháy không phải là cách để bạn sống sót, vì như vậy gần như tương đương với việc tự sát.
Cụ thể hơn, theo Christopher Richards - chuyên viên nghiên cứu vật lý và kỹ năng sinh tồn Anh, tấm nệm sẽ có sức cản không khí rất lớn. Lực cản này không đủ để hãm bớt tốc độ rơi, nhưng đủ lớn để vượt qua cơ thể người.
Nhiều người tìm mọi cách để thoát khỏi đám cháy, thậm chí có người ôm nệm nhảy xuống
Chính vì vậy, câu chuyện thường thấy ở đây là tấm nệm sẽ bị lật ngược lại, người và nệm đổi chỗ cho nhau, và bạn sẽ tiếp đất trước. Thậm chí ngay cả khi bằng cách nào đó bạn tiếp đất được trên tấm nệm, thì độ dày của tấm nệm cũng chẳng đủ để thay đổi bất kỳ điều gì.
Việc nhảy xuống từ tầng cao khi có hỏa hoạn phải là phương án cuối cùng, khi chúng ta chẳng còn lựa chọn nào khác. Nhưng...
... muốn sống sót khi nhảy xuống từ tầng cao, phải có biện pháp khác
Nếu buộc phải nhảy xuống, bạn phải ghi nhớ một yếu tố sống còn: phải giảm thiểu độ cao càng nhiều càng tốt, và phải đảm bảo rằng dưới đất có một vật liệu mềm để giảm bớt xung lực khi rơi.
Christopher Richards cho biết, việc đầu tiên bạn phải làm là mặc thêm quần áo, loại dày và càng nhiều lớp càng tốt. Lúc này, bất kỳ vật liệu nào giúp giảm bớt chấn động đều đáng quý.
Tiếp theo, hãy tìm trong nhà hoặc xung quanh một sợi dây đủ chắc - có thể là vòi cứu hỏa, hoặc chế dây từ ga trải giường hoặc quần áo. Buộc nó vào chân bàn và đẩy bàn đến sát cửa sổ. Phải đảm bảo rằng cái bàn đủ lớn để không vô tình lọt qua cửa sổ, và đủ chắc chắn để chịu được một lực lớn.
Giờ thì đu dần xuống các tầng phía dưới. Khi hết dây, hãy vào cửa sổ gần nhất và lặp lại quá trình này.
Các bước chuẩn bị cho một cú nhảy "an toàn"
Nhưng rồi thời điểm lửa lan quá nhanh cũng đến, khiến bạn không thể tiếp tục đu nữa. Đó là lúc bạn phải đối mặt với tình huống sinh tử.
Khi ấy, nếu như lực lượng cứu hỏa đã đến kèm nệm cứu hộ thì thật tuyệt vời. Còn không, bạn sẽ phải chọn địa điểm đáp xuống.
Tốt nhất là nơi có đất mềm vì khu vực trồng cây cối dưới chân tòa nhà. Ngoài ra, hãy ném một số vật dụng như chăn, đệm, gối, quần áo... để xác định điểm rơi, đồng thời tạo ra một tấm nệm giảm chấn động khi tiếp đất.
Nhưng ngay đến lúc này, bạn cũng không được phép nhảy tự do, mà phải có một số động tác nhằm giảm thiểu rủi ro.
Richards cho biết, bạn cần đi giày, đeo găng tay và bám vào cửa sổ. Phải xác định địa điểm nhảy không có vật sắc nhọn thò ra gây nguy hiểm cho bản thân.
Khi đã đu ra bên ngoài cửa sổ, cần để cơ thể áp sát tường nhà, đưa chân gập gối như một chiếc lò xo. Đây là tư thế giúp giảm bớt chấn động khi tiếp đất.
Tiếp theo, từ từ duỗi tay để giảm thêm một chút độ cao, cho đến khi không thể giữ được nữa. Và đây là lúc bạn bắt đầu cú rơi.
Trong quá trình rơi, phải cố để tay, chân và cơ thể ma sát với tường, nhằm biến một chút lực rơi thành nhiệt năng. Lúc này, bạn phải thực sự tập trung.
Ngay khi cảm thấy đầu mũi chân chạm đất, hãy lăn tròn ngay lập tức để phân tán chấn động, đồng thời dùng 2 tay ôm lấy đầu để tránh chấn thương nặng. Cú ngã này chắc chắn sẽ rất đau, khiến bạn gãy một vài bộ phận trên cơ thể, nhưng rủi ro tử vong hoặc chấn thương hiểm nghèo sẽ giảm xuống rất nhiều.
Đọc đến đây, bạn hẳn sẽ tự hỏi: làm sao mà nhớ được ngần ấy bước mà áp dụng cơ chứ? Nhưng tin tôi đi, khi lâm vào tình huống hiểm nghèo, con người có thể làm được những điều phi thường. Chỉ cần biết đến những bí kíp này và có một sự tính toán trước khi nhảy xuống, cơ hội cho bạn là rất nhiều.
Nguồn: Wiki How, Safety, Survival tips.
-
Kỹ năng sinh tồn khi bị chôn sống trong quan tài
-
Kỹ năng sinh tồn phần 9: Săn bắn, đánh bắt và tìm kiếm lương thực nơi hoang dã - P1
-
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 1: Bị lạc nơi hoang dã
-
Những loài thực vật siêu độc ở Việt Nam lỡ ăn là chết người
-
Những kỹ năng sẽ giúp bạn "tai qua nạn khỏi" khi bị chó tấn công