• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > 2 điều người trí tuệ cần nhớ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
2 điều người trí tuệ cần nhớ

2 điều người trí tuệ cần nhớ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bởi lòng trắc ẩn, hàng ngày ông lão đã cho 2 con ngỗng hoang bị mắc kẹt trong hồ ăn, kết quả đã khiến hàng trăm con ngỗng hoang mất mạng. Làm người, cần phải đứng trên cao và nhìn ra xa, phải nhớ: “Tiểu thiện như đại ác, đại thiện tối vô tình”.

Trong lòng mỗi người đều có sự lương thiện, khi nhìn thấy người khác rơi vào khốn khó, chúng ta thường không thể chịu nổi mà muốn giúp đỡ một tay. Nhưng nếu như chúng ta làm những việc tốt ấy chỉ vì để xoa dịu sự không đành lòng của chính mình, mà không phải thực sự cải thiện được hoàn cảnh của người khác, vậy thì đó chính là “tiểu thiện” (lòng tốt nhỏ nhoi), những việc làm tốt như vậy là do chúng ta không biết nhìn xa, ngược lại, đôi lúc còn khiến cho đối phương dễ dàng lâm vào sự nguy hiểm mới nữa.
 
Có một câu chuyện kể về cái chết của hàng trăm con ngỗng hoang chỉ vì lòng tốt nhỏ nhoi của một ông lão như thế này: Có ông lão chứng kiến hai con ngỗng hoang bị mắc kẹt trong hồ đã động lòng trắc ẩn, nên hàng ngày ông lão đều đến cho chúng thức ăn.
 
Kết quả là, năm này qua năm khác, số ngỗng hoang ngày một nhiều hơn, chúng cũng không còn bay về phía Nam để tránh cái lạnh nữa. Tuy nhiên, có một năm nọ, ông lão qua đời, hàng trăm con ngỗng hoang đến chờ được cho ăn, đều chết đói hết cả.
 
Khi giúp đỡ người khác chúng ta nên suy xét toàn diện, cần phải nhớ rằng: “Cho người ta con cá, chi bằng cho người ta cần câu”, đó mới chính là hành động nhân ái thực sự. Đừng chỉ nhìn vào lợi ích thiệt hơn trước mắt, mà phải cân nhắc sự lợi và hại về lâu về dài mà có hành động từ thiện hợp lý, như thế được gọi là đại thiện! Cổ nhân cũng thường giảng về đạo lý như vậy, gọi là “Tiểu thiện như đại ác, đại thiện tối vô tình”.
 

Tiểu thiện như đại ác

 
Thời kì Xuân Thu, nước Lỗ quy định rằng, bất kỳ người nước Lỗ nào đi qua nước khác, khi nhìn thấy người dân của nước mình làm nô lệ ở nước khác, đều bỏ tiền ra chuộc họ về, sau khi trở về nước thì báo lên chính phủ để được hoàn trả lại tiền. Học trò của Khổng Tử là Tử Cống đã chuộc lại một người nước Lỗ ở nước khác, nhưng lại không đến báo chính phủ trả lại số tiền. Người dân trong nước đều ca ngợi sự cao thượng của Tử Cống, nhưng Khổng Tử thì lại không nghĩ như vậy.
 
Khổng Tử trách cứ Tử Cống rằng: “Hành vi ‘cao thượng’ của con, cuối cùng sẽ dẫn đến việc không ai sẵn sàng chuộc nô lệ nữa. Bởi vì chuộc người xong không báo lên để được hoàn trả là phẩm chất cao thượng, vậy nếu như ta chuộc người xong mà báo lên thì sẽ bị nói là nhân phẩm không tốt, vậy thì sau này còn ai muốn bỏ tiền ra để chuộc nô lệ về nữa chứ”.
 
Thực tế đã chứng minh Khổng Tử nói đúng, sau Tử Cống, rất ít người báo lên chính phủ để lấy lại khoản tiền đã chuộc người, nhưng những người nô lệ được giải cứu cũng ít đi.
 
Trong “Liễu phàm tứ huấn” còn có một câu chuyện kể rằng: Có một vị tể tướng tên Lữ Văn Ý, là một vị quan thanh liêm, sau này đã từ chức về quê. Có một người say rượu buột miệng mắng chửi Lữ Văn Ý, rồi có người đã mách chuyện này lại cho ông biết, Lữ Văn Ý với tấm lòng thiện lương, không truy cứu chuyện đó. Nhưng không lâu sau đó, người này đã phạm một tội nghiêm trọng hơn, và bị kết án tử hình.
 
Trong lòng Lữ Văn Ý áy náy vô cùng: “Không ngờ rằng ý nghĩ nhân từ nhất thời lúc đó của mình đã phóng túng để người đó trở nên lộng hành ngang ngược hơn, từ đó đã phạm phải tội chết. Nếu như lúc đó trừng trị chỉnh đốn anh ta, nói không chừng đã có thể khiến anh ta quay về con đường chính đạo rồi”.
 
Khi đối nhân xử thế, cần phải luôn giữ một trái tim nhân hậu, nhưng không phải tất cả mọi ý tốt đều có thể mang lại kết quả tốt, đã có rất nhiều “tiểu thiện” trái lại còn gây ra những thảm họa lớn.
 
Hai câu chuyện này cho chúng ta biết rằng lòng tốt mù quáng có thể gây điều ác. Cái gọi là tiểu thiện, lòng tốt mù quáng chính là do bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, bị cảm xúc che mắt, vừa có ý niệm nhân từ, liền thuận tay làm ngay, như vậy gọi là tiểu thiện.
 
Ví dụ như, có người không thích sát sinh, mà thích phóng sinh. Nhưng nếu phóng sinh một cách mù quáng thì sẽ phá hủy môi trường sinh thái tại nơi đó, dẫn đến thảm họa diệt vong cho nhiều sinh vật khác.
 
Khi người ta nhìn thấy trẻ em khuyết tật trên đường mong cầu sự giúp đỡ, thế là họ không thể nào không cho tiền, những việc làm tốt nhỏ nhoi này có thể nhất thời giải quyết được vấn đề ăn mặc, nhưng về cơ bản họ không thể thay đổi vận mệnh của những đứa trẻ.
 
Điều xấu xa hơn nữa là có rất nhiều băng nhóm tội phạm, nhìn thấy từ đó có thể lợi dụng lòng tốt của người ta để trục lợi, chúng sẽ không ngần ngại bắt cóc trẻ em, và khiến cho những đứa trẻ trở thành tàn tật và buộc chúng phải ra đường để ăn xin. Đây chính là “tiểu thiện như đại ác”.
 

Đại thiện tối vô tình

 
Khổng Tử còn có một người học trò tên Tử Lộ, một hôm nọ lúc đi gần bờ sông, anh chàng này đã cứu một nông dân từ dưới sông lên. Người nông dân đã biếu một con bò cho Tử Lộ để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Trong thời đại nông nghiệp, một con bò là một món quà vô cùng giá trị.
 
Tử Lộ vui vẻ dẫn con bò đi khắp phố. Người qua đường bàn tán rì rầm: “Người này cứu người là tốt, nhưng lại nhận con bò của người ta, nhân phẩm thật xấu”.
 
Sau khi Khổng Tử biết điều đó, ông đã công khai khen ngợi Tử Lộ. Bởi vì việc cứu người và nhận quà từ họ, sau này nó sẽ khiến cho nhiều người hơn sẵn sàng cứu những người sắp chết đuối trong tương lai.
 
Sự lương thiện chân chính, nhất định đều phải có lý trí, phải buông bỏ những nhân tố cảm tính, cảm xúc và tình cảm. Không bị ảnh hưởng bởi tình cảm, không bị quấy rầy bởi cảm xúc.
 
Vào thập kỷ 90, người Mỹ thương xót cho 4.000 con nai hoang dã trong khu rừng Kabah thuộc dãy núi Rocky, họ hy vọng chúng có thể tránh khỏi những con sói, nên lúc bấy giờ tổng thống Mỹ đã ra lệnh giết hại những con sói hoang trong rừng.
 
Chẳng mấy chốc, những con sói bị giết hết sạch, số lượng nai hoang cũng bắt đầu tăng lên. Sau hơn mười năm, loài nai hoang dã đã phát triển lên đến hơn 100.000 con. Tuy nhiên do có quá nhiều nai, nên chúng đã ăn sạch những cỏ dại cây cối, và rồi chúng cũng bắt đầu chết đói hàng loạt.
 
Nhận thấy loài nai hoang dã sắp bị tuyệt chủng, nước Mỹ buộc phải đưa ra một kế hoạch “dẫn sói vào nhà”, họ đã vận chuyển một đàn sói hoang từ Canada đến rừng Kabah, và rồi đàn nai cuối cùng cũng đã được hồi sinh.
 
Sự lương thiện có lý trí, phải cân nhắc đến sự lâu dài, và chuỗi nhân quả đằng sau mọi sự việc. Trong “Đạo Đức Kinh” nói rằng: “Trời đất không nhân từ, xem mọi thứ đều là cây cỏ”. Trời đất vốn đã có quy luật riêng, sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình cảm, cũng không có điều gì gọi là tốt hay xấu.
 
Khổng Tử nói: “Trời có nói gì đâu, nhưng vẫn luôn chuyển động. Vạn vật sinh sôi, trời cũng không nói gì”. Trời đất có vẻ đẹp tuyệt vời nhưng không nói, trời đất sinh ra và nuôi dưỡng mọi thứ, nhưng không xem đó là một ân huệ, cho nên đó là “tối vô tình” (vô tình nhất). Làm việc tốt lớn lao không để chút dấu vết, đã vô tình mà lại càng vô ngôn (không nói). Đây chính là cái gọi là “đại thiện tối vô tình”.
 
Lòng lương thiện chân chính, nhất định phải kết hợp với trí tuệ, con người vừa phải thấu hiểu lòng người trong cuộc đời này, vừa phải hiểu được quy luật của thiên nhiên tự nhiên, chỉ có như vậy thì những việc làm tốt của chúng ta mới hợp với lẽ trời, không vi phạm quy luật tự nhiên mà lại còn giúp đỡ được người khác thoát khỏi nghịch cảnh, lòng tốt như vậy mới thực sự là sự lương thiện chân chính.
Bạn nên đọc
Quảng cáo