- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > 4 câu nói đầy trí tuệ của Phật gia, đọc xong hiểu cả cuộc đời
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
4 câu nói đầy trí tuệ của Phật gia, đọc xong hiểu cả cuộc đời
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Những câu nói đầy thâm thúy và trí tuệ của Phật gia, có thể là kim chỉ nam cho cuộc sống đời người…
Câu nói thứ nhất: Tài sản lớn nhất đời người là sức khỏe
Mặc dù điều này mọi người đều biết, nhưng thực sự lĩnh ngộ được nó, lại không phải chuyện dễ dàng. Nhìn lại nhân loại từ xưa đến nay, biết bao người, hoặc vì danh lợi mà dấn thân chỗ hiểm, hoặc vì chức quyền mà bôn ba khắp chốn, hoặc vì tình cảm mà buồn rầu khổ não. Hết thảy đều coi danh, lợi, tình là mục tiêu truy cầu cả đời của mình, mà lại không biết, tài sản lớn nhất của đời người chính là sức khỏe.
Có một câu chuyện, kể về một người đàn ông coi tiền như sinh mạng. Sau khi ông ta phát hiện ra một ngọn núi toàn vàng bạc, châu báu, thì vui mừng quá đỗi. Thế nhưng, vì lòng tham vô đáy, cuối cùng lại bị kẹt trong núi báu này mà không cách nào thoát ra. Ngọn núi toàn châu báu lại trở thành nơi chôn thây của rất nhiều người. Điều này chẳng phải quá bi đát hay sao?
Bởi vậy có thể thấy được, khỏe mạnh là điều quý giá nhất, cũng là tài phú lớn nhất của sinh mệnh con người. Nếu như một người có thể nghĩ được thông suốt như vậy, thì hết thảy những thứ như danh lợi, dục vọng… đều trở thành hư ảo.
Câu nói thứ 2: Đáng thương lớn nhất đời người chính là đố kỵ
Trong cuộc sống, đố kỵ chính là loại sự tình dễ dàng gặp phải nhất. Xưa kia, Lý Tư vì đố kỵ tài năng của đồng môn Hàn Phi mà đã dâng lời xàm tấu lên Tần vương khiến Hàn Phi phải chết trong nhà ngục; Bàng Quyên vì đố kỵ học thức vượt trội của Tôn Tẫn, nên đã sử dụng độc kế hãm hại, khiến Tôn Tẫn cả đời phải chống nạng.
Theo quan điểm Phật gia, Lý Tư và Bàng Quyên đều là những người rất đáng thương. Họ mặc dù nhất thời đã thực hiện được mục đích của mình, nhưng đến cuối cùng đều không có kết cục tốt đẹp.
Đố kỵ là một loại bệnh, và người luôn ganh ghét đố kỵ thì cả đời sẽ chẳng được yên bình. Hôm nay sợ người nào đó vượt qua mình, ngày mai lại lo lắng người nào đó bỏ xa mình. Họ cả ngày đều sống trong loại bệnh trạng đáng thương như vậy.
Trái lại, trong lịch sử, những người công thành danh toại, đều coi đố kỵ là một hành vi đáng xấu hổ. Âu Dương Tu là nhà thơ, nhà văn lớn thời Bắc Tống. Năm đó, ông đã đề bạt hậu bối của mình là Tô Đông Pha. Có người thấy vậy, liền nói với Âu Dương Tu rằng: “Tô Đông Pha tài nghệ xuất chúng, nếu như ông đề bạt người này, chỉ sợ sau 10 năm, người trong thiên hạ chỉ biết có Tô Đông Pha mà không biết đến Âu Dương Tu”.
Nhưng Âu Dương Tu chỉ cười nhạt, và vẫn tiếp tục đề bạt Tô Đông Pha. Bởi thế, người đời sau càng thêm sùng kính Âu Dương Tu. Tô Đông Pha nhờ đó có cơ hội trổ hết tài năng của mình, trong lòng luôn cảm kích Âu Dương Tu, để sau này viết một bài điếu văn danh chấn thiên cổ.
Câu nói thứ 3: Kẻ địch lớn nhất đời người là chính mình
Con người khi còn sống thì không thể tránh được những kẻ đối địch với mình. Trên đời, kiểu người nào cũng có, như lưu manh, vô lại, tiểu nhân,… những lời nói việc làm của họ có thể khiến chúng ta cảm thấy tức giận.
Nhưng nếu xét kỹ lưỡng, những tác nhân bên ngoài đó thật không đáng kể, kẻ địch lớn nhất vẫn là chính mình. Một người có thể chiến thắng mình, thì không có gì là không thể chiến thắng được, trở thành kẻ bách chiến bách thắng.
Một khi chiến thắng chính mình, thì ngay trong tư tưởng đã có một bước nhảy vọt, cuộc sống sẽ mở ra một trang mới.
Câu nói thứ 4: Hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời là cho đi
Trong xử thế cuộc sống, có thể nắm giữ được là một loại dũng khí, nhưng có thể buông bỏ đi lại là một loại độ lượng.
Cuộc sống đầy những nhấp nhô khúc khuỷu, có thể dùng tâm bình thản để đối đãi không phải chuyện dễ dàng. Những đại nạn và tổn thất nặng nề, có thể thản nhiên chấp nhận, đây là một loại độ lượng.
Phật gia dùng tâm rộng lớn để bao dung thiên hạ, đây là thể hiện của một loại cảnh giới rất cao. Con người ở trên đời, có thể bình ổn mà sống, chính là một loại siêu thoát. Nhưng loại siêu thoát này cần nhiều năm tôi luyện mới dưỡng thành được. Cầm lên được, quả là đáng ngưỡng mộ, nhưng thả xuống được, mới là chân lý xử thế của cuộc sống.
Chỉ cần 4 câu nói đầy trí tuệ của Phật gia này, cũng đủ để mọi người hưởng thụ cả đời. Làm người như vậy, ắt sẽ không có phiền não, sẽ không có bệnh tật phát sinh. Nếu đã có bệnh, cũng có thể đối đãi một cách đúng đắn, thản nhiên vui sống, biến có bệnh thành vô bệnh. Những câu nói này, có thể giúp cho những phàm phu tục tử chúng ta biết được bao nhiêu gợi ý trân quý.