- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > 5 lý do nhảy việc phổ biến của người trẻ
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
5 lý do nhảy việc phổ biến của người trẻ
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Trong những năm trở lại đây, người đi làm ở Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhảy việc nhiều hơn, dần dà việc thay đổi công việc trở thành thói quen của đại đa số những người trẻ nói riêng và với người đi làm nói chung.
“Xu hướng” này đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ các doanh nghiệp mà còn đến bản thân những nhân viên thường xuyên nhảy việc. Vậy đâu là lý do khiến nhân viên lựa chọn nhảy việc thay vì có được công việc ổn định?
1. Không thể hòa hợp với văn hóa công ty
Đây là một trong những lý do phổ biến khiến nhân viên muốn nhảy việc. Khi tìm hiểu về công ty và trao đổi lúc phỏng vấn, nhân viên thường chưa có cái nhìn chi tiết hơn về những chính sách đãi ngộ cũng như văn hóa ứng xử trong công ty.
Vì vậy khi bắt đầu công việc được một thời gian, bản thân của nhân viên được trải nghiệm và nhận ra các chính sách đó không được như trong trí tưởng tượng của chính mình. Sự chênh lệch giữa mong muốn và thực tế đã phần nào tạo ra rào cản giữa nhân viên với công ty, và từ đó chúng ta bắt đầu xem đó là lý do để tìm một công việc khác.
Ngoài ra, hầu như các nhân viên đều có thói quen “đứng núi này trong núi nọ”, luôn luôn so sánh để rồi cảm thấy công ty của bạn bè xung quanh đều tốt hơn công ty mình về chính sách đãi ngộ cũng như về mọi mặt. Vì vậy, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm những công ty có văn hóa phù hợp và đúng với nguyện vọng của bản thân hơn.
Điều này sẽ tiếp tục diễn ra nếu chúng ta vẫn chưa hài lòng với văn hóa công ty mình đang công tác.
2. Mức lương còn khập khiễng
Câu trả lời của các nhân viên khi nhảy việc đều hao hao giống nhau ở điểm, “mỗi lần nhảy qua vị trí khác ở công ty khác, mức lương sẽ được tăng lên đáng kể”. Đây cũng là nguyên do chính khiến cho các nhân viên có xu hướng thích nhảy việc hơn ổn định ở một công ty.
Làm được một thời gian ở công ty, việc tăng lương vẫn còn là vấn đề nan giải và mức tăng đều không quá cao, điều này sẽ phần nào gây áp lực cho bản thân nhân viên nói riêng và cho công ty nói chung. Khi công ty thường yêu cầu cao về trình độ và khả năng phát triển của từng cá nhân ở mỗi lĩnh vực nhất định, nhưng nhân viên thì đặt chuyện lương bổng là mối quan tâm hàng đầu, điều này vô tình dẫn đến những mâu thuẫn giữa công ty và nhân viên.
Chính vì vậy, nhân viên quyết định tìm cho mình cơ hội công việc mới với mức lương cao hơn so với mức công ty hiện tại đề xuất.
3. Tìm kiếm một công việc thách thức và thú vị hơn
Không ít nhân viên có xu hướng nhảy việc vì công việc hiện tại khá nhàm chán và không phát triển được khả năng của bản thân. Đối với những nhân viên này, việc thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực là yếu tố đi đầu để họ tìm kiếm cho mình những môi trường làm việc mới.
Những điều mới mẻ luôn kích thích sự tò mò và nhu cầu chinh phục của những nhân viên này, chính vì vậy họ thường có thói quen nhảy việc để được trải nghiệm ở nhiều môi trường và nhiều công việc khác nhau. Bên cạnh đó, đối với người trẻ hiện nay thì một công việc mang tính chất linh hoạt và thoải mái sẽ là yếu tố quyết định hàng đầu cho việc có ở lại công ty đó hay không.
Vì vậy, nếu công việc hiện tại có lịch trình khá dày đặc và đòi hỏi có mặt thường xuyên tại công ty sẽ khiến nhân viên cân nhắc việc tìm kiếm một cơ hội làm việc thoải mái và cởi mở hơn ở môi trường mới.
4. Không nhận thấy cơ hội để phát triển bản thân
Là một nhân viên có đóng góp khá nhiều cho công ty nhưng lại không thấy được những cơ hội để thăng tiến và phát triển bản thân ở những ví trí cao hơn. Đây cũng là lý do khiến nhân viên quyết định thử sức ở một công ty khác.
Đối với những nhân viên giỏi, việc dặm chân tại chỗ là một bước lùi khá lớn trong sự nghiệp của họ, vì vậy họ luôn mong muốn có được một lộ trình thăng tiến cụ thể và cơ hội phát triển năng lực cá nhân mỗi ngày. Nhân viên sẽ mất đi sự kiên nhẫn với công ty khi năng lực chưa được công nhận nhưng vẫn phải cống hiến hết mình cho công việc. Chính điều này đã gây ra tâm lý hụt hẫng, chán nản và mong muốn nhảy việc cao hơn bao giờ hết.
5. Khi nhảy việc đã trở thành “thói quen”
Đối với một số nhân viên thì nhảy việc dần trở thành mục tiêu của họ trong sự nghiệp. Việc trải nghiệm môi trường làm việc mới với những công việc thử thách hơn sẽ khiến cho họ có thêm kinh nghiệm tích lũy ở nhiều khía cạnh.
Khi nhảy việc, nhân viên thường trở nên hăng hái hơn với công việc mới, chính sự nhiệt tình đó đã ít nhiều tạo ra được năng lượng tích cực giúp cho công việc trở nên tốt hơn và suôn sẻ hơn. Tuy nhiên đối với những nhân viên thường xuyên thay đổi công việc, họ dễ dàng cảm thấy chán công việc và trở nên khó hài lòng hơn với môi trường làm việc hiện tại.
Để hạn chế được tình trạng nhảy việc của nhân viên, về phía các công ty cần phải hiểu được tâm lý nhân viên của mình, điều chỉnh và đưa ra được những chính sách hợp tình hợp lý để giữ lấy nguồn lực chính của công ty. Ngoài ra, các công ty nên tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội được thể hiện và phát triển năng lực bản thân tối đa. Công nhận và có những chính sách thăng tiến rõ ràng để tạo động lực cho các nhân viên.
Về phía nhân viên, các bạn cần xác định được muc tiêu nghề nghiệp rõ ràng để bản thân không tốn nhiều thời gian lựa chọn giữa các công ty. Thêm vào đó, chúng ta nên kiên nhẫn và nhìn nhận những tiềm năng mà công ty có được, không nên quá vội vàng để rồi đánh mất cơ hội phát triển nhanh chóng trong tương lai.
Bạn nên đọc
-
Trình độ không quan trọng bằng thái độ
-
2 câu chuyện bạn nên đọc nếu muốn kiếm tiền
-
5 thứ đầu tư quan trọng nhất cả đời, bỏ quên điều thứ 3 thì những thứ khác vô nghĩa
-
Làm chủ, khởi nghiệp, mình xoay quanh quản trị 2 cái quan trọng nhất là nhân lực, tài chính
-
Quy tắc xã giao của người thành đạt
Quảng cáo