• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > 5 quy tắc bất thành văn của người làm Sếp bạn nên hiểu
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
5 quy tắc bất thành văn của người làm Sếp bạn nên hiểu

5 quy tắc bất thành văn của người làm Sếp bạn nên hiểu

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
“5 quy tắc bất thành văn” mà ông chủ của bạn không bao giờ nói ra, nhưng nếu bạn có thể hiểu và nắm bắt được, thì dù không cần nịnh bợ cũng có thể có được quan hệ tốt trong công việc.

Làm việc càng tốt thì càng có thể thăng tiến nhanh hay không?
 
Câu nói này hàm chứa những khiếm khuyết nhỏ mang tính logic. Chúng ta thường làm hai việc, nhưng phần lớn là chỉ nhận ra công việc trong tầm tay của mình, đó là mục tiêu tiêu thụ, tăng hiệu quả làm việc v.v, nhưng việc còn lại “thúc đẩy tổ chức vận hành hiệu quả”, chính là làm những người ngang vai ngang vế, phát huy hết khả năng của mình. Nhưng làm sao mới có thể thực hiện được điều này?
 

1. Nói không hay thì không nên nói: Hãy làm một người biết lắng nghe

 
Chăm chú lắng nghe, rèn luyện những kỹ năng của bản thân mình, khi nói chuyện thì nên dùng những từ như “ok, tiếp tục, vâng”, kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, làm cho người khác thấy được sự tập trung của bạn. Hãy trở thành người khéo léo và biết thông cảm trong mắt người khác.
 
Dũng cảm đứng ra nói lời công lý cho người khác. Điều này có thể khiến cho bạn nhận được sự ủng hộ vô hình, cùng với những người không được hoan nghênh trong nhóm tạo thành một sự gắn kết, như vậy khi có những hãm hại bất công đối với bạn, họ sẽ không ngần ngại cứu giúp bạn.
 

2. Đề phòng tiểu nhân, tự bảo vệ mình: Định ra tiêu chuẩn cá nhân

 
Định ra tiêu chuẩn cá nhân, đứng về cùng một tuyến với công ty, xác lập tiêu chuẩn đạo đức cho mình, và giữ vững niềm tin của mình, tạo ra cho mình một sự hậu thuẫn vững chắc.
 

3. Hòa nhập với tổ chức, tập thể

 
Văn hóa hòa nhập với tổ chức, nói ngôn ngữ tương đồng (đồng chính kiến quan điểm, không tạo mâu thuẫn), cư xử khéo léo đúng mực, xã giao phù hợp với tổ chức, không bôi xấu cấp trên.
 

4. Nhìn về tương lai: Hãy chuẩn bị tốt từng bước từng bước cho sau này

 
Hãy cho người khác cảm thấy bạn có năng lực thăng tiến, hãy đi trước một bước trong biểu hiện bề ngoài, cách giao tiếp, thái độ công việc, cách suy xét vấn đề, cho lãnh đạo thấy bạn đã chuẩn bị xong và sẵn sàng, có thể vượt qua những thử thách của chức vụ cao hơn.
 

5. Ứng phó với đối thủ cạnh tranh

 
Hiểu những yêu cầu của chức vụ và thay đổi bản thân để phù hợp với vị trí đó. Tìm kiếm tài liệu có liên quan, và những kỹ năng cần thiết của vị trí bạn muốn đạt được, làm cho mình trở thành một chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực đó.
 
Kết luận
 
Muốn thăng tiến thì chuyện làm tốt công việc chỉ là cơ bản, phải hiểu được các kiểu quan hệ trong văn phòng, và sử dụng nó một cách thiện ý, làm quân tử trong mắt đồng nghiệp và cấp trên, sẽ giúp ích rất nhiều trong sự thăng tiến của bạn.
Bạn nên đọc
Quảng cáo