• Trang chủ
  • > Sách
  • > Cuộc sống
  • > 7 hiểu lầm tai hại về thiền định mà ai cũng truyền miệng
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
7 hiểu lầm tai hại về thiền định mà ai cũng truyền miệng

7 hiểu lầm tai hại về thiền định mà ai cũng truyền miệng

  • Tác giả:
  • Thể loại: Cuộc sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nếu có những hiểu lầm sau đây về thiền định, bạn nên sớm loại bỏ chúng để trải nghiệm trọn vẹn các lợi ích về thể chất và tinh thần mà việc tập thiền mang lại.
 Nếu có những hiểu lầm sau đây về thiền định, bạn nên sớm loại bỏ chúng để trải nghiệm trọn vẹn các lợi ích về thể chất và tinh thần mà việc tập thiền mang lại.
 
Trong vòng 40 năm qua, thiền định đã trở nên phổ biến trong văn hóa phương Tây. Người người tập thiền, nhà nhà tập thiền, từ doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ, nhà khoa học cho đến học sinh, giáo viên, quân nhân.
 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm được mọi người truyền miệng, khiến nhiều người e ngại không dám tập, từ đó bỏ qua những lợi ích về thể chất và tinh thần mà thiền mang lại.
 
Dưới đây là 7 hiểu lầm thường thấy nhất về thiền.
 

Hiểu lầm 1: Thiền rất khó

 
Sự thật: Thật ra, nếu làm đúng theo hướng dẫn, thiền rất dễ học và vui. Có rất nhiều kỹ thuật đơn giản, chẳng hạn như tập trung vào hơi thở, hoặc lặp đi lặp lại thần chú trong đầu. Bạn tưởng thiền khó là do bạn đã cố gắng quá sức để tập trung. Bạn nghĩ quá nhiều về kết quả, lo lắng rằng mình làm không đúng động tác. Muốn quá trình thiền diễn ra suôn sẻ và đem lại nhiều lợi ích nhất, bạn cần làm theo hướng dẫn của giáo viên hoặc tư vấn viên.
 

Hiểu lầm 2: Muốn thiền thành công, tâm trí phải tĩnh lặng

 
Sự thật: Đây có lẽ là hiểu lầm hàng đầu trong thiền và khiến rất nhiều người bỏ cuộc. Thiền không phải là kiểm soát mọi suy nghĩ, loại bỏ chúng ra khỏi đầu - điều này chỉ khiến chúng ta thêm stress. Mặc dù chúng ta không thể ép buộc tâm trí mình yên lặng, chúng ta có thể tìm thấy bình yên vốn đã tồn tại trong những khoảng trống giữa những dòng suy nghĩ của mình thông qua thiền.
 
Khoảng trống là nơi chỉ có tâm thức, tĩnh lặng và bình yên. Khi thiền, chúng ta sẽ tập trung vào một thứ, ví dụ như hơi thở, hình ảnh hay thần chú, để tâm trí ta được thư giãn và tiến gần tới dòng chảy tĩnh lặng của nhận thức. Khi các suy nghĩ bất chợt xuất hiện, ta không cần phải xem xét hay cố gắng đẩy chúng đi. Thay vào đó, hãy chuyển hướng tập trung của mình sang một thứ khác.
 
Kể cả khi bạn đã suy nghĩ quá nhiều, bạn vẫn nhận được những lợi ích của việc thiền. Bạn không hề thất bại hay lãng phí thời gian.
 

Hiểu lầm 3: Phải mất nhiều năm bạn mới nhận được những lợi ích từ việc thiền

 
Sự thật: Thiền định có cả những lợi ích trước mắt và lâu dài. Bạn có thể cảm nhận được lợi ích của nó ngay khi mới ngồi xuống tập hoặc trong vòng vài ngày đầu tiên của quá trình thiền. Theo nghiên cứu của ĐH Harvard và Bệnh viện đa khoa Massachusetts, người tập có thể cảm thấy bình tâm và giảm thiểu lo âu chỉ sau 8 tuần. 
 
Ngoài ra, thiền còn giúp phát triển những phần não bộ có liên quan tới trí nhớ, sự đồng cảm, lòng tự trọng và điều tiết stress. Bên cạnh đó, thiền còn giúp người tập ngủ ngon hơn, tăng cường tập trung, giảm huyết áp và cải thiện hệ miễn dịch về lâu dài.
 

Hiểu lầm 4: Thiền là một hình thức giải thoát

 
Sự thật: Mục đích thực sự của thiền không phải là để trốn chạy tất cả, mà là để cảm nhận và kết nối được với thế giới nội tâm của mình. Khi thiền, bạn sẽ "lặn ngụp" phía dưới bề mặt tâm trí - thứ đang bị lấp đầy bởi những suy nghĩ về quá khứ và lo lắng về tương lai - để tiến gần tới tâm thức. Tại đây, bạn sẽ xóa bỏ mọi định kiến về bản thân, về những giới hạn, khuyết điểm của mình, để nhìn ra con người thật sự của mình. Nếu tập thiền thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy tâm trí của mình thông suốt hơn.
 
Nhiều người coi thiền là hình thức giải thoát mọi phiền muộn, đau khổ của bản thân, nhưng đây là cách làm phản tác dụng. Thay vào đó, bạn nên tìm tới các nhà tư vấn tâm lý để giải quyết và chữa lãnh những cảm xúc tổn thương của mình.
 

Hiểu lầm 5: Tôi không có đủ thời gian để thiền

 
Sự thật: Có những doanh nhân, lãnh đạo dù bận rộn bù đầu nhưng chưa bao giờ bỏ lỡ bất cứ buổi tập thiền nào trong vòng 25 năm. Vì thế, nếu bạn coi thiền là ưu tiên hàng đầu, bạn sẽ có thời gian để tập. Kể cả khi lịch của bạn quá dày, hãy cố dành vài phút để tập thiền vì có còn hơn không.
 
Thực ra, khi tập thiền đều đặn, bạn sẽ cảm thấy mình có nhiều thời gian hơn. Thiền định giúp điều tiết hơi thở và nhịp tim chậm lại, hạ huyết áp, giảm thiểu lượng hormone gây stress cũng như các chất hóa học thúc đẩy quá trình lão hóa. Nhờ vậy, chúng ta có cảm giác như thời gian đang ngừng lại. Tập thiền giúp cơ thể và tâm trí bạn thư giãn, do đó, bạn sẽ thấy mình "làm ít, được nhiều".
 

Hiểu lầm 6: Thiền là một phương pháp mang tính tâm linh hay tôn giáo

 
Sự thật: Thiền định là phương pháp giúp chúng ta tìm thấy bình yên và tĩnh lặng, vượt lên trên tâm trí hỗn độn. Nó không đòi hỏi bất cứ niềm tin tâm linh nào, và người từ bất cứ tôn giáo nào cũng có thể thực hiện được. Mọi người tập thiền để tìm thấy sự tĩnh tại trong tâm hồn, cũng như thu về những lợi ích sức khỏe như hạ huyết áp, giảm stress và ngủ ngon giấc. 
 
Thiền định giúp chúng ta làm phong phú thêm cuộc sống, cho phép ta tận hưởng trọn vẹn, vui vẻ mọi hoạt động - dù là chơi thể thao, chăm con, hay thăng tiến trong sự nghiệp.
 

Hiểu lầm 7: Ai tập thiền cũng sẽ có những trải nghiệm siêu việt

 
Sự thật: Một số người thất vọng khi không được trải nghiệm các viễn cảnh, màu sắc, cảm thấy bay bổng, giác ngộ khi thiền. Mặc dù khi thiền, chúng ta sẽ có những giây phút hạnh phúc, vui sướng, mãn nguyện, nhưng đây không phải là mục đích của việc thiền. Lợi ích thực sự của việc thiền hiện diện trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. 
 
Sau mỗi buổi tập thiền, chúng ta sẽ đem sự tĩnh lặng và bình yên vào các hoạt động thường ngày. Nhờ vậy, ta sẽ sáng tạo hơn, tâm huyết hơn, tập trung hơn, biết yêu thương bản thân mình và những người xung quanh.
Bạn nên đọc
Quảng cáo