- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > Bỗng một ngày chán chẳng muốn đi làm, xử lý ra sao?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Bỗng một ngày chán chẳng muốn đi làm, xử lý ra sao?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Mọi người hay nói về những nỗi buồn trong cuộc sống, từ bị người yêu bỏ cho tới những tai nạn không đâu, thế nhưng sự buồn chán trong công việc còn đáng sợ và có hậu quả lo lớn hơn rất nhiều.
Ai trong chúng ta chẳng có giải đoạn chán chường, buồn bã với mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Một sáng thức dậy như một gánh nặng lớn và ta cảm thấy chẳng muốn làm gì. Mệt mỏi? Không, chán công việc? Cũng không. Vậy vấn đề gì đang xảy ra?
Kém hạnh phúc trong công việc là một vấn đề cực kì phổ biến, hầu như ai cũng gặp phải nó ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian làm việc của mình. Có tới 1/2 không hài lòng với công việc hiện tại nhưng họ không thể nghỉ việc hay thay đổi công việc để đời mình khá hơn. Không hạnh phúc trong công việc khiến con người kém hiệu quả, sức khỏe đi xuống và vô số điều thậm tệ kèm theo.
Vì sao có nhiều người không hạnh phúc thế mà sao họ chẳng làm gì để thay đổi vấn đề ấy?
Điều này có 2 cách để giải thích, 1 là vì họ không hiểu mình đang buồn vì vấn đề gì, đây là thứ phổ biến nhất. Mình thích thì mình buồn thôi, chẳng ai hiểu nguyên nhân vấn đề để kịp thời xử lý. Chính vì không phát hiện được nguồn gốc vấn đề, những người buồn bã này tiếp tục làm mọi thứ như bình thường và mong rằng bằng một cách thần kì nào đó nỗi buồn sẽ biến đi.
Cách thứ 2 là vì áp lực bên ngoài, ai chẳng có gia đình, ai chẳng cần nguồn thu nhập. Một khi không còn cửa thoát hiểm, không còn những phương án lựa chọn an toàn để nhảy việc, họ sẽ chẳng dám mạo hiểm để thay đổi. Nhóm người này biết về nỗi buồn của họ, biết về sự thay đổi trong tâm lý khi đi làm nhưng không có đủ điều kiện để thay đổi.
Vì người thuộc nhóm 2 không phổ biến bằng nhóm 1 nên chúng ta sẽ tập trung giải quyết vấn đề của những người nhóm 1 trước.
Tìm đâu ra nỗi buồn?
Buồn thì có rất nhiều loại buồn, ra đường thấy chiếc lá rơi đôi khi cũng buồn rơi nước mắt. Thế nhưng nếu bạn cảm thấy chán nản không muốn đi làm, thì nó là vấn đề tới từ công việc. Nỗi buồn trong công việc cũng có nhiều loại, dưới đây là một số câu hỏi bạn hãy tự hỏi mình để xem đang gặp phải gì.
Thu nhập - Làm cả tháng nhưng vẫn chẳng đủ sống, thu nhập hiện tại có làm bạn hài lòng? Tất nhiên là ai cũng muốn có mức lương, thu nhập cao hơn, thế nhưng liệu nhiều tiền hơn có làm bạn hạnh phúc?
Sự ổn định - Công việc hiện tại của bạn có đang bấp bênh? Ban lãnh đạo có đột nhiên im hơi lặng tiếng và dự án đang làm không có nhiều tiến triển? Đôi khi một công việc không ổn định cũng khiến con người buồn bã và không muốn làm nó nữa.
Tương lai - Hãy thử tưởng tượng chính bản thân mình trong 1 năm nữa, bạn có muốn làm công việc hiện tại với vị trí hiện tại hay không?
Đồng nghiệp - Có đồng nghiệp hay lãnh đạo nào làm bạn cảm thấy không thoải mái hay không? Mối quan hệ bất đồng với đồng nghiệp có khiến bạn chán nản hay không?
Áp lực công việc - Công việc hiện tại có khiến bạn mệt mỏi hay không? Phải thức đêm, làm thêm giờ nhiều không?
Ngành nghề - Bạn có hài lòng với ngành nghề hiện tại? Hay bạn muốn làm trong một lĩnh vực khác đúng với sở thích của mình?
Thử thách - Đây có lẽ là vấn đề phức tạp nhất, bạn nghĩ là mình giỏi thế nhưng những công việc bạn được giao đều quá đơn giản và nó chẳng thể giúp bạn bộc lộ hết khả năng của mình. Đúng hay sai?
Rồi, phía trên là một số vấn đề phổ biến, bạn gặp phải vấn đề nào? Có người sẽ gặp phải nhiều hơn 1 vấn đề, khi đã xác định được nguồn gốc nỗi buồn, xử lý nó sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Phải làm gì khi buồn bã trong công việc?
Biết được lý do rồi đúng không? Giờ tới phần giải pháp, chẳng ai muốn chuyển, nghỉ việc thế nhưng đó là lựa chọn cuối cùng khi những thứ khác không giúp ích gì cho bạn được nữa.
Buồn dài hạn hay buồn ngắn hạn?
Có những người chỉ buồn vài ngày rồi lại thôi, thế nhưng nếu bạn gặp phải sự buồn bã kéo dài tới vài tháng trời thì vấn đề lớn thật sự. Còn giả sử nếu bạn chỉ mới buồn có vài ngày, đừng vội nản lòng vì biết đâu bạn có một tuần không thuận lợi. Hãy kiên nhẫn và theo dõi xem nỗi buồn dài tới đâu.
Thử tích cực hóa mọi chuyện lên xem
Với vấn đề xác định được ở bên trên, hãy thử dùng khả năng để thay đổi nó xem. Giả sử bạn không hài lòng với mức lương hiện tại, hãy thử đề xuất với sếp để được tăng lương. Nếu có mệt mỏi vì quá nhiều việc, hãy xin phép để giảm thiểu số lượng đầu việc phải làm?
Những người lãnh đạo, nếu họ thật sự coi trọng bạn, tài năng và giá trị bạn mang lại cho tập thể sẽ đưa ra phương án hợp lý cho cả hai. Thế nhưng nếu mọi chuyện đều đổ vỡ, hãy xem xét lựa chọn cuối cùng.
Tìm công việc mới
Chẳng có công việc nào hoàn hảo, bất kì công việc nào cũng có những khó khăn, thử thách riêng. Một khi mọi chuyện đổ vỡ và bạn chẳng còn thiết tha gì với những thứ hiện tại, đã đến lúc thay đổi. Đôi khi một công việc mới có thể nảy sinh nhiều rắc rối hơn công việc hiện tại, thế nhưng mục đích của chúng ta là "chữa" buồn nên hãy làm nó.