• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Làm chủ, khởi nghiệp, mình xoay quanh quản trị 2 cái quan trọng nhất là nhân lực, tài chính
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm chủ, khởi nghiệp, mình xoay quanh quản trị 2 cái quan trọng nhất là nhân lực, tài chính

Làm chủ, khởi nghiệp, mình xoay quanh quản trị 2 cái quan trọng nhất là nhân lực, tài chính

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nhân viên, muốn biết là người có khả năng làm việc hay không, chỉ cần qua 2 tháng làm chung là rõ. Nên thường người ta thử việc 59 ngày. Không biết làm, thụ động chờ cầm tay chỉ việc, hay vô kỷ luật, thích nói, thích coi chuyện trên mạng trong giờ làm, quan tâm đến cá nhân chồng con nhà cửa của đồng nghiệp chẳng hạn, thì chắc chắn là người bé nhỏ, nên từ chối nhận.

1.Có người tài, họ sẽ làm cho mình tất cả. Nên phải tuyển dụng vào, phân công nhiệm vụ cụ thể cho họ. Mạnh dạn sa thải nếu thấy họ không có tài, hoặc kém kỷ luật, không thể thay đổi được. Khoảng 6 tháng đến 1 năm, mình sẽ nhận ra quản lý có tài hay không. Nó nằm ở hiệu quả công việc. Quản lý mà dẫn đến thua lỗ, không có thành tựu, thì là đứa không có tài, vợ mình hay anh em ruột, hay con cái, cũng không được bố trí làm lãnh đạo nếu nó bất tài. Cho nó quản lý là đưa cơ nghiệp xuống hố. Nên mời người ngoài, có tài, chia cổ phần cho họ để họ quản lý. Nếu nó khóc dữ quá, sa thải hem ai nhận vì thiếu i ốt thì thôi mình từ thiện, bố trí việc khác, ví dụ hành chính văn phòng.

Nhân viên, muốn biết là người có khả năng làm việc hay không, chỉ cần qua 2 tháng làm chung là rõ. Nên thường người ta thử việc 59 ngày. Không biết làm, thụ động chờ cầm tay chỉ việc, hay vô kỷ luật, thích nói, thích coi chuyện trên mạng trong giờ làm, quan tâm đến cá nhân chồng con nhà cửa của đồng nghiệp chẳng hạn, thì chắc chắn là người bé nhỏ, nên từ chối nhận. Chuyện showbiz, đời tư ca sĩ diễn viên mà rành rọt hết...thì nên cân nhắc. Cái đầu họ chứa mấy thứ tào lao thì chuyên môn không khá được. Trí nhớ chuyện cá nhân người khác thì không còn để nghĩ đến công việc. Họ quan tâm cái-chuyện-không-liên-quan đến họ chỉ vì tò mò, thì mình không quản lý 1 cái, nó sẽ mở facebook hay tin tức ra xem ngay, không chịu nổi. Nên để ý, thấy vô kỷ luật là mời đi chỗ khác ngay.

Người tài, nhận vô, lương và thu nhập phải tốt cho họ. Trung bình ở VN bây giờ, phải trả trên 10 triệu để họ có thể đủ sống, dù mới ra trường, người tài phải khởi điểm ở mức vậy. Và phải cho họ tích luỹ. Mình có thể họp lại, khoán hiệu quả công việc để thưởng, hoặc chia lãi trên lợi nhuận ròng mà họ mang lại (dù không góp vốn). Dần dần, họ có thể tích luỹ, nếu họ muốn, mời họ góp vốn vào cty, thành cổ đông, thành chủ giống mình. Mình lấy ít thôi, nhưng cái bánh lớn, 51% vẫn rất nhiều so với mình lấy hết 100% mà cái bánh nhỏ xíu.

2. Tiền bạc, mình theo dõi để biết được dòng vốn mình đang có, tài sản mình đã làm được, để từ đó ra chiến lược tiếp tục mở rộng làm ăn. Hàng ngày, nếu doanh nghiệp đã mở lâu thì mình kêu kế toán làm 6 chỉ số sau cho mình. Nếu mới mở hoặc quy mô nhỏ thì mình tự tổng kết cũng được.

- Tiền mặt hiện có, trong két và ngân hàng
- Tiền vốn hàng hoá đang nằm trong kho, lẫn ký gửi
- Nợ phải thu
- Nợ phải trả
- Doanh số tháng
- Chi phí tháng

Sáng nào cũng mở sổ ra coi, xem thử dư hay thiếu hụt. Nếu dư, mình sẽ tiếp tục làm gì với số dư đó, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư lĩnh vực mới, mở cái mới. Nếu thiếu, vay vốn ở đâu để đắp vào, ai cho vay, lãi phải trả, chừng nào vay được. Tìm nguyên do dẫn đến thiếu hụt tiền? Làm chủ, làm quản lý phải biết doanh số ở mức nào sẽ hoà vốn, ở mức nào sẽ bắt đầu có lãi. Chi phí trung bình hàng tháng như vậy, có khoản chi nào hem hợp lý cần phải cắt bỏ?

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo