- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Chân thành = Sự khôn ngoan cao cấp
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Chân thành = Sự khôn ngoan cao cấp
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Sống dối trá và hai lòng chỉ làm nên “khôn ngoan” nhất thời, trong khi chân thành – thiện lương mới là mãi mãi…
Người “khôn ngoan” thường biết cách để làm đẹp lòng người khác để đạt được thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách…
Thế nhưng một bậc thầy lại cho rằng “Khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành”
Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong mọi thời đại. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tự nhiên có một sức thu hút đối với người khác, bởi bản chất con người là luôn muốn hướng về sự thật, về chân lý.
Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối.
Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.
Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh… Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác.
09 biểu hiện không thể LẪN VÀO ĐÂU ĐƯỢC có ở người chân thành
1/ Không cố thu hút sự chú ý: Họ không cần chăm chút đến cái tôi. Kẻ cố thu hút sự quan tâm của người khác luôn có những khoảng trống cần được lấp đầy, ngược lại người chân thành đã tự có tràn đầy sự tự tin và tự nhận thức về bản thân.
2/ Không quan tâm đến việc mình có được yêu mến hay không: Nhu cầu được yêu mến sinh ra từ tâm trạng bất an và yêu bản thân một cách thái quá. Nó dẫn đến mong muốn kiểm soát cảm xúc của bản thân và của người khác.
3/ Giữ được tỉnh táo ngay cả khi những người xung quanh bị mê hoặc: Kẻ ngây thơ có thể dễ dàng bị lừa phỉnh nhưng những người chân thành thì không. Họ luôn vững vàng tỉnh táo để phân biệt tốt xấu.
4/ Nói thật lòng – nói được làm được: Họ tôn trọng những lời đã nói. Họ không trau chuốt ngôn từ, không tô hồng thực tế. Nếu bạn muốn nghe sự thật, họ sẽ không giấu giếm điều đó ngay cả khi những sự thật ấy khiến cho bạn và chính họ đau lòng.
5/ Không đòi hỏi quá nhiều: Họ nhận thức được rằng hạnh phúc không ở đâu xa, nó ở ngay trong chính bản thân họ, ở những người họ yêu thương và trong công việc của họ. Họ tìm thấy hạnh phúc ở những điều vô cùng đơn giản.
6/ Không quá nhạy cảm: Họ không đặt cái tôi của mình lên quá cao, có khả năng xả bỏ cái tôi và không cảm thấy bị chạm tự ái.
7/ Không tự ti mà cũng chẳng tự cao tự đại: Họ tự tin vào ưu điểm của mình nên họ không có nhu cầu khoe khoang, tự tâng bốc bản thân và không tỏ ra khiêm tốn một cách giả tạo.
8/ Kiên định: Chắc chắn, vững chãi, không dễ lay chuyển. Người hiểu rõ bản thân và luôn thể hiện cảm xúc thật, chúng ta có thể ít nhiều đoán được suy nghĩ, hành động của họ một cách tích cực.
9/ Làm những gì họ nói: Người chân thành không khuyên người khác làm những điều mà họ không làm. Vì họ nhận thức được rằng họ không giỏi giang hơn bất kỳ ai. Vì thế, họ không có xu hướng tự cho mình lúc nào cũng đúng.
Tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, đôn hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh: ”khôn” để được lợi.
Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.