- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > Khi nào bạn nên nghỉ việc?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Khi nào bạn nên nghỉ việc?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn: Theo mạng thư viện
- Ngày cập nhật: 01/06/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Là con người, tất cả chúng ta đều được tạo động lực để thỏa mãn các nhu cầu nhất định ở những giai đoạn khác nhau. Maslow tin rằng đầu tiên, chúng ta nỗ lực để đáp ứng các nhu cầu sinh lý học cơ bản nhất. Chỉ sau khi đạt được điều đó thì chúng ta mới thực sự tiến lên phía trên của tháp và tiếp tục vươn tới mục tiêu thứ hai là an toàn, tình yêu, sự gần gũi, quý trọng và cuối cùng trên đỉnh tháp là nhu cầu được thể hiện mình.
Bởi vì công việc chiếm một phần đáng kể trong cuộc đời chúng ta nên: việc ra quyết định ra đi hay ở lại với công việc hiện tại dựa trên "sẽ mất bao nhiêu thời gian để đạt được nhu cầu trên đỉnh tháp?" sẽ phù hợp hơn nhiều.
Có thể bạn cho rằng đây là cách không chính thống để đánh giá liệu có nên bỏ việc và tìm kiếm một con đường mới. Tuy nhiên, ý định của tôi là đưa một cách tiếp cận mới vào toàn bộ quá trình để những người đang cân nhắc điều này có thể xem xét nó với góc nhìn khác. Trong trường hợp này, hãy tự đặt ra câu hỏi "liệu công việc hại tại có thể đáp ứng được những nhu cầu quan trọng nhất của bạn"?
1. Các nhu cầu thuộc về sinh lý học: Ngủ
Một nhu cầu thuộc về sinh lý học mà chúng ta thường lờ đi đó là ngủ. Điều phổ biến đó là khi chúng ta đang gấp gáp thực hiện một dự án hay xử lý các công việc bị dồn đống thì chúng ta sẽ thiếu ngủ. Nhưng nếu chúng ta liên tục rơi vào trạng thái này mà không nghỉ ngơi thì không chỉ năng suất làm việc giảm mà cuộc sống cá nhân cũng kém chất lượng.
Khó tập trung và dễ cáu gắt là hai triệu chứng thường gặp nhất. Cuối cùng, chứng mất ngủ sẽ đeo bám bạn với nhiều biểu hiện nghiêm trọng.
Nếu bạn khẳng định giấc ngủ của mình không bị tác động quá lớn thì không vấn đề gì. Nhưng nếu thiếu ngủ trở thành vấn đề kinh niên khi bạn làm việc thì có lẽ đây là vấn đề bạn cần cân nhắc. Trường hợp này, bạn nên tìm kiếm một công việc phù hợp với bạn hơn trong dài hạn.
2. Nhu cầu an toàn: An toàn về mặt tài chính
Tôi chắc chắn rằng tất cả các công việc đều có thể giúp chúng ta cảm thấy an toàn về mặt tài chính; một số người còn nhận được ít nhất một vài khoản thu nhập. Câu hỏi ở đây là trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì có một công việc cụ thể nào có thể giúp chúng ta sống qua từng ngày mà không cảm thấy đói hay phải ngủ trên đường phố không?
Điều này rất quan trọng bởi vì nếu không kiếm đủ tiền trang trải sinh hoạt phí thì nhiều khả năng bạn sẽ không thể quan tâm tới các nhu cầu cao hơn cho tới khi bạn thỏa mãn được cái đầu tiên, và nỗi buồn sẽ vây lấy bạn khi công việc đó chẳng mang đến cho bạn bất cứ điều gì ngoại trừ thực phẩm.
Thế nên, với mỗi công việc, bạn phải đảm bảo rằng bạn kiếm được nhiều hơn mức đủ để không chỉ nuôi sống bạn mà còn theo đuổi các nhu cầu cao hơn hoặc đơn giản là tiết kiệm tiền để tránh khủng hoảng tài chính.
3. Tình yêu và sự gần gũi: Văn hóa làm việc
Bạn hòa hợp ở mức nào với tầm nhìn và văn hóa của môi trường làm việc hiện tại? Bạn có thân thiện với đồng nghiệp và sếp không?
Có rất nhiều câu hỏi mà bạn sẽ phải tự hỏi bản thân mình để quyết định liệu nhu cầu xã hội của bạn đã đạt được chưa và sự gần gũi có được đáp ứng. Hiển nhiên, bạn cũng có thể thích ứng mà không cần cảm thấy được kết nối với tổ chức nhưng sẽ thật khó khăn để phát triển nếu bạn thiếu niềm tin khi làm việc với các thành viên trong một nhóm.
Một vài người tranh cãi rằng họ vẫn có thể làm việc tốt ngay cả khi họ bị tất cả mọi người trong phòng ghét. Có lẽ vậy nhưng họ sẽ phải tìm kiếm tình yêu và sự gần gũi ở bên ngoài. Những người này có thể là gia đình và bạn bè - những người mà hỗ trợ họ. Hoặc trong tình huống tệ nhất, họ có thể chuyển sang dùng Facebook tại nơi làm việc để thỏa mãn nhu cầu.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, dần dần, môi trường làm việc sẽ chuyển thành nơi mà sự cô độc có khả năng không được hưởng ứng. Gần như tất cả các công việc đều yêu cầu liên kết với những người khác và những ngày này, đa phần các job đều nhấn mạnh tới tinh thần làm việc nhóm.
Thế nên, hãy tự hỏi chính mình liệu rằng văn hóa không tương thích có phải là một vấn đề giới hạn tiềm năng của bạn để đạt tới các nhu cầu khác trên tháp nhu cầu không?
4. Lòng tự trọng: Tôn trọng và các thành tích
Theo tháp nhu cầu, việc giành được sự tôn trọng qua các thành tích và sự tự tin vẫn chưa đủ; bạn cũng cần tôn trọng những người khác và giành được sự tôn trọng từ họ. Một vị quản lý khôn ngoan có thể hạ thấp các đồng nghiệp khác để giành lấy cơ hội được thăng chức nhưng anh ta sẽ mất đi lòng tự trọng và rõ ràng là chẳng được ai tôn trọng cả.
Hay nói cách khác, đây là cách để bạn cảm thấy thoải mái với chính mình khi làm việc.
Đầu tiên, bạn sẽ cần một môi trường có tính hỗ trợ - nơi bạn cảm thấy được yêu thương và thuộc về trước khi có thể nhận được sự tôn trọng vì những việc bạn làm.
Thứ hai, bạn cần có một công việc mà có thể truyền năng lượng cho bạn đạt được thành quả và hình thành sự tự tin bên trong bạn. Điều thú vị là bạn cũng sẽ đủ khiêm tốn để tôn trọng người khác. Chỉ khi đó, bạn mới đạt được nhu cầu nhận được sự tôn trọng trên tháp này. Không tôn trọng một ai khác ngoài bạn chỉ là một "cái tôi" đầy tự mãn mà thôi.
Liệu công việc hiện tại có vừa mang đến cho bạn những cơ hội để phát triển và vừa có được sự tôn trọng từ mọi người? Bạn cũng cần tự hỏi chính mình liệu rằng cuối cùng, bạn có trở nên tốt hơn với điều bạn đang làm tại nơi làm việc.
5. Sự nhận ra bản thân: Làm thứ bạn yêu
Cuối cùng, đây là điều mà Maslow ám chỉ như là chìa khóa dẫn tới hạnh phúc trong cuộc sống. Đây là giai đoạn cuối cùng nơi mà một người cảm thấy sự thỏa mãn tột cùng và có thể nhận ra được tiềm năng của họ trong công việc. Theo Maslow, điều này rất hiếm; ít hơn 1% người trưởng thành thực sự đạt được mức độ khai sáng này.
Nếu bạn nỗ lực đáp ứng tất cả những nhu cầu thấp hơn nhu cầu này thì khi đó đến một thời điểm, bạn sẽ phải xem xét lại liệu rằng đam mê của bạn ở đâu. Giả sử rằng bạn có một công việc mang đến cho bạn đủ tiền, những mối quan hệ xã hội tốt, các thành tựu cá nhân và sự tôn trọng từ những người khác, bạn cũng cần tìm ra sứ mệnh của bạn là gì.Tất cả chúng ta đều giỏi một thứ gì đó nhưng bạn có yêu thứ bạn làm hay không?
Một khi tìm thấy đam mê của mình thì khi đó, bạn có thể quyết định liệu có thể đứng vững khi từ bỏ công việc hiện tại và chuyển đổi sang làm thứ mà bạn muốn cống hiến cả đời mình. Bạn phải xem xét rằng các nhu cầu từ những mức thấp hơn sẽ vẫn được đáp ứng sau khi nhảy việc, để công việc mới không thể cản trở con đường bạn đạt tới đỉnh của tháp nhu cầu. Luôn nhớ rằng mỗi nhu cầu thấp hơn phải được thỏa mãn trước khi các nhu cầu cao hơn được chạm tới. Đó là cuộc hành trình đầy phức tạp.