- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > Làm thế nào để bắt chuyện với bất cứ ai mà không lo ngượng chín mặt?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Làm thế nào để bắt chuyện với bất cứ ai mà không lo ngượng chín mặt?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn: Theo mạng thư viện
- Ngày cập nhật: 01/06/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nếu bạn bị bỏ lại ở một nơi toàn những người xa lạ, một mình, có thể bạn sẽ chọn cách ngồi im ru như con gà rù suốt buổi. Hoặc là không còn cách nào khác, bạn phải lượn lờ và bắt chuyện với ai đó xung quanh. Và câu chuyện diễn ra như thế này:
- Xin chào, chắc bạn hay đến đây lắm nhỉ?
- Ờ, không.
- …
Ngượng chín mặt chưa? Có cần ai đào hộ cái lỗ để chui xuống không? Hẳn là sau trải nghiệm đáng nhớ kiểu như vậy, bạn sẽ muốn biến thành người vô hình ở bất cứ nơi đâu bạn đến? Và rồi sẽ chẳng ai thèm quan tâm tới bạn, theo đúng mong muốn của bạn?
Không muốn thế ư? Vậy thì hãy thử làm theo những mẹo nhỏ sau đây, biết đâu bầu không khí lặng lẽ xung quanh bạn sẽ bị phá vỡ, theo hướng tích cực đấy!
1. Nghệ thuật quan sát
Một trong những phương án tốt nhất để bắt chuyện là hãy quan sát trước khi nói. Có thể là cách ăn mặc của người đối diện, kiểu tóc mới, hay là hãng điện thoại mà họ đang dùng. Sau đó bạn biến sự quan sát thành câu hỏi, đại loại như: “Áo của chị đẹp thế, chị mua ở đâu vậy?” hay “Xin lỗi, nhưng bạn làm tóc ở đâu mà đẹp vậy? Tôi cũng muốn làm theo kiểu này.”
À, hãy nhớ là quan sát, chứ không phải là nhìn chòng chọc, hay là xoi mói những thứ không nên nhìn nhé!
2. Tỉ lệ trong cuộc nói chuyện
Quy tắc như sau: 2/3 thời lượng cuộc nói chuyện là về người đối diện, còn 1/3 là nói về bạn.Tại sao ư? Nếu cứ thao thao bất tuyệt về sở thích và mối quan tâm của mình, chẳng hóa ra bạn là kẻ tự yêu bản thân quá mức hay sao?
Nói theo một cách khác, trong lần nói chuyện đầu tiên, bạn đừng vội chứng tỏ mình với người đối diện, mà hãy để họ gây ấn tượng với bạn trước.
3. Lời khen
Lời khen là một nước đi có phần mạo hiểm, vì người hướng ngoại thì thích, còn người hướng nội hầu như là không. Cho nên, đừng nói lời khen một cách bừa bãi, mà hãy đánh giá xem họ thuộc tuýp người nào.
Trong khi khen ngợi, bạn đừng quên đính kèm một vài cử chỉ thể hiện sự chân thành.
4. Điểm khác biệt với điểm chung
Thứ nhất, việc tìm ra sở thích chung là xưa rồi diễm. Tốt nhất là bạn nên tìm ra được sở ghét chung của hai người, vì đó là chủ đề bất tận để bạn trải nỗi lòng và cùng nhau tim ra những lời ca thán và phàn nàn tâm đắc nhất.
Thứ hai, vì chúng ta thường sốt sắng đến mệt mỏi để tìm ra điểm chung mà quên mất cái hay từ những điều khác biệt. Đôi khi nhiều điểm chung quá cũng khiến chúng ta mệt mỏi,vậy nên hãy rộng lòng chấp nhận một cuộc tranh luận nho nhỏ về những điều mà bạn và người đối diện không thống nhất với nhau.
5. Nghệ thuật quy nạp
Để thành công trong giao tiếp, bạn cần phải biết cách “mở đường” ra thành nhiều nhánh, nhưng đều phải quy về một mối, để cuối cùng người đối diện phải kết luận rằng “Nói chuyện với bạn vui thật đấy.”
Tức là bạn nên bắt đầu bằng một chủ đề “dễ tiêu” và không ngừng mở rộng các vấn đề liên quan. Tốt nhất là những chủ đề đời thường một chút, ví dụ như môn thể thao yêu thích hay nhà hàng nào ăn ngon, chứ đừng đề cập đến những chủ đề mang tính “động chạm” như là xu hướng chính trị hay tôn giáo.
Chú ý rằng, bạn đừng hỏi rồi để đấy. Ví dụ, nếu nhà hàng yêu thích của họ nằm trên phố A, bạn có thể hỏi thêm rằng liệu nhà họ ở gần chỗ đó không, và nếu có, bạn lại hỏi tiếp xem họ sống ở đó lâu chưa, hoặc khu đó có gì hay ho để tới chơi hay không.
Vậy đó, dù bạn là người hướng nội, nhưng vẫn có những cách để “ồn ào” nhờ luyện tập. Đừng cố gắng gây ấn tượng gì trong lần đầu tiên, mà cứ là chính bạn, với sự chân thành và tấm lòng rộng mở.