• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Người khôn ngoan hãy kiểm soát tật xấu trước khi quá muộn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Người khôn ngoan hãy kiểm soát tật xấu trước khi quá muộn

Người khôn ngoan hãy kiểm soát tật xấu trước khi quá muộn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Maria Robinson từng nói: “Không ai có thể đi ngược thời gian để bắt đầu lại từ đầu. Nhưng ai cũng có thể bắt đầu lại từ hôm nay và viết nên hồi kết mới”.


Sự nguy hại của những thói quen xấu

 
Một người đàn ông giàu có thỉnh mời một vị học giả lớn tuổi giúp đỡ đứa con trai của mình có thể buông bỏ đi những thói hư tật xấu.
 
Học giả đã dẫn cậu bé đi dạo quanh khu vườn. Đột nhiên, ông dừng lại và yêu cầu cậu bé nhổ một cây nhỏ trong khu vườn đó. Cậu bé chỉ cần dùng 2 ngón tay là đã có thể nhổ được cái cây một cách dễ dàng.
 
Ông lão lại nói cậu ta nhổ một cái cây lớn hơn một chút. Cậu bé kéo mạnh và cái cây đã bị nhổ lên khỏi mặt đất.
 
“Bây giờ hãy nhổ cái đó đi”, ông lão chỉ vào một bụi cây. Lần này, cậu bé phải sử dụng hết sức mới có thể nhổ bụi cây lên được.
 
“Bây giờ hãy nhổ cây này”, ông lão vừa nói vừa chỉ tay vào một cây ổi. Cậu bé nắm lấy thân cây và cố gắng nhổ lên, nhưng nó vẫn không nhúc nhích.
 
“Không thể nào nhổ được!”, cậu bé vừa nói vừa thở hổn hển.
 
Vị học giả nói: “Có thể nói thói quen xấu cũng giống như cái cây này, khi những cái rễ đã ăn sâu vào đất thì khó mà nhổ nó lên được. Tuy nhiên nhổ một cái cây mới chỉ đâm rễ vào đất lại đơn giản hơn nhiều.
 
Nếu cứ để thói quen xấu chi phối thì sẽ không bao giờ nên người, không bao giờ có được một cuộc sống hạnh phúc cho kẻ lười biếng và bê tha. Nếu muốn kiểm soát bản thân thì phải bắt đầu ngay từ bây giờ”.
 
Buổi gặp gỡ với ông lão đã thay đổi cuộc đời của cậu bé.
 
Đừng chờ đợi để cho những thói quen xấu phát triển trong bạn, hãy loại bỏ nó trước khi nó có thể kiểm soát bạn.
 

Bài học từ con ngựa lười

 
Có một người vận chuyển hàng hóa cần chở một lượng hàng nhất định và thường xuyên nên đã tìm 2 con ngựa để giúp mình thực hiện công việc này.
 
Người vận chuyển chia hàng làm đôi, mỗi con chở một nửa. Ban đầu cả hai con đều làm việc chăm chỉ.
 
Nhưng càng ngày, một con thì chăm chỉ và đi nhanh, một con trở nên lười biếng vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chuyển hàng thấy vậy đã mang toàn bộ số hàng trên lưng con ngựa chậm chạp chất lên lưng con ngựa đi nhanh.
 
Con ngựa lười thấy vậy càng khoái chí và nghĩ mỉa mai con ngựa nhanh: “Khà khà! Càng nỗ lực, càng siêng năng thì càng cực nhọc, như ta đây có khỏe hơn không?!”.
 
Nhưng thật không may, người vận chuyển nhân ra, chỉ cần một con ngựa cũng đủ để kham nổi khối lượng công việc và nghĩ: “Tại sao mình lại phải nuôi thêm một con lười biếng vô tích sự kia chứ?”
 
Thế là người vận chuyển đã bán con ngựa lười biếng cho người ta giết thịt.
 
Câu chuyện về chú ngựa lười kể trên cho chúng ta thấy bài học trong cuộc sống cũng như trong công việc.
 
Trong một tập thể, nếu bạn không chứng minh được cho người khác thấy bạn có vai trò, vị trí quan trọng nào đó, việc có bạn hay không cũng không sao và không làm ảnh hưởng đến tập thể giống như chú lừa kể trên, thì có một điều chắc chắn rằng tập thể cũng không cần đến bạn. Chính bản thân bạn đã tự loại mình ra khỏi tập thể và bạn trở thành người vô tích sự.
 
Như vậy, trong một tập thể, những cá nhân luôn nỗ lực, cố gắng, chăm chỉ sẽ được trọng dụng, đãi ngộ và sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Ngược lại, những đối tượng lười nhác, thích an nhàn sẽ bị đào thải và có kết cục thảm hại.
Bạn nên đọc
Quảng cáo